Muhammad Ali là biểu tượng của cuộc chiến chống bệnh Parkinson

Cho tới tận những năm tháng cuối đời, huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã luôn chứng minh ông thực sự là 1 chiến binh trên võ đài quyền Anh và trong cuộc chiến với căn bệnh Parkinson.

Top 7 môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới
Mayweather chơi trội tậu biệt thự 170 tỷ đồng.

Trong suốt cuộc đời lừng lẫy của mình, huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã phản đối mạnh mẽ nạn phân biệt chủng tộc, tham gia phòng trào chống chiến tranh bằng sự quả cảm, lòng kiêu hãnh của mình.

Trong chương cuối của cuộc đời, khi bệnh Parkinson bắt đầu tấn công dần cơ thể đầy sức sống của ông, người ta lại thấy một Ali với nghĩa cử cao đẹp cuối cùng: tìm hiểu, nghiên cứu và ủng hộ chống lại bệnh Parkinson, một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng 1 triệu người Mỹ mỗi năm.

Người ta sẽ không thể quên hình ảnh Ali trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 1996 ở Atlanta, khi ông giương cao ngọn đuốc Olympic và thắp sáng vạc dầu Olympic mặc dù cánh tay đang rung rất mạnh.

Đằng sau những khoảng khắc ấy, Ali và vợ, Lonnie bận rộn với các hoạt động từ thiện, ủng hộ các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và cả người chăm sóc họ bên cạnh việc tham gia các hoạt động nhân đạo của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác.

Ali khi bị bệnh
Ali (trái) khi bị bệnh

Parkinson là một bệnh thần kinh ảnh hưởng tới não và dây thần kinh. Các triệu chứng dễ nhận thấy của nó là về thể chất và cử động bao gồm run run tay chân, cứng cơ, mất cử động tự chủ như chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa tay khi đi bộ. Tuy nhiên, cũng có nhiều triệu chứng khó nhận thấy gồm trầm cả và bệnh hô hấp. Triệu chứng hô hấp chính là nguyên nhân khiến Ali phải nhập viện tuần trước.

Các nhà khoa học không biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Di truyền dường như đóng vai trò quan trọng cũng như tiếp xúc lâu dài với loại thuốc trừ sâu nào đó. Nam giới cũng dễ bị chẩn đoán mắc bệnh hơn nữ giới và nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương não do chấn thương có thể làm tăng nguy cơ, đặc biệt là nếu họ bị lú lẫn hoặc suy giảm nhận thức.

Chẩn đoán bệnh Parkinson đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này vì không có xét nghiệm máu hoặc kỹ thuật chụp não nào có thể xác định chẩn đoán một cách chắc chắn. Hiện nay, cách duy nhất để xác định chẩn đoán Parkinson là khám nghiệm tử thi.

Thời hoàng kim của Ali khi là võ sĩ quyền Anh
Thời hoàng kim của Ali khi là võ sĩ quyền Anh

Jim Beck, Phó chủ tịch phụ trách khoa học của Quỹ bệnh Parkinson kêu gọi đào tạo nhiều bác sĩ hơn để chẩn đoán chính xác hơn bệnh này cũng như phát triển nhiều phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Và cũng như Lonnie, Beck cũng kêu gọi sự quan tâm hơn nữa đến những người chăm sóc cho người bệnh Parkinson.

Khi căn bệnh này tiến triển, nó có thể gây ra gánh nặng cho cộng đồng và gia đình người bệnh. Nó có một tác động to lớn đối với toàn xã hội và ngăn chặn những tác động này là mục tiêu mà Quỹ đang cố gắng thực hiện.

Ali nhập viện vì vấn đề hô hấp ngày 2/6 vừa qua và ông cuối cùng đã không qua khỏi vì bị nhiễm trùng huyết, một phản ứng quá mạnh của cơ thể với nhiễm trùng. Ông thọ 74 tuổi và đã chung sống với bệnh Parkinson 32 năm.

Có thể bạn quan tâm: Khoảnh khắc Muhammad Ali hạ knock out Sonny Liston năm 1965 

[jwplayer player=”1″ mediaid=”111712″]

Theo Hà Ngân/Báo Dân Trí