Đôi nét về Hình Ý Quyền (Xing Yi Quan)

Hình ý quyền (tiếng Anh phiên âm từ tiếng Hoa là Xing Yi Quan), còn có tên khác là Lục hợp quyền, xuất xứ từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (TQ), có đặc điểm là thế quyền nhanh gọn, gấp gáp, nghiêm ngặt, mạnh bạo so với các môn quyền của trường phái Đạo gia chủ ôn nhu trầm ổn, dìu dặt và khoan thai.

Chain whip – vũ khí biến ảo của Kungfu Trung Hoa

Ngũ hình quyền trong võ thuật Trung Hoa

Bài viết này không đề cập đến bài Hình ý quyền (Võ Đang) mà là bài Hình ý quyền còn gọi là Tâm Ý Lục hợp quyền và đôi khi lầm lẫn với tên bài Tâm ý bả cũng của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam.

arti_TBX_XY

Nguồn gốc và danh xưng

Hình ý quyền “hình, thần kiêm bị”. Hình ý quyền là một loại quyền trong võ thuật , còn gọi là “tâm ý quyền”, “tâm ý lục hợp quyền” hoặc vắn tắt là “Lục hợp quyền”.

Về tên gọi của Hình ý quyền cũng có nhiều cách nói khác nhau : có người cho rằng vì loại quyền này yêu cầu “tâm, ý thành ở bên trong, tay chân cơ thể hình ở bên ngoài “, ngoại hình và nội ý phải thống nhất cao độ, do đó mới đặt tên là “Hình ý quyền”.

Có người lại cho rằng loại quyền này có ý tượng hình, lấy phép làm quyền, biểu hiện sự đặc sắc của nhiều loại động vật như hổ thì dũng mãnh, khỉ thì nhanh nhẹn, v.v.. mà thành tên.

Từ đây, bắt đầu có sự nhập nhằng về tên gọi của chúng giữa và lại cũng được diễn dịch là Hình ý quyền mà lẽ ra nên gọi chính xác là vì các loại quyền thuật này mô phỏng các động tác của các loài động vật hoang dã trong thiên nhiên.

Về nguồn gốc của Hình ý quyền, theo Jacques Nguyễn Quí và Dufresne Thomas khảo chứng thì do Cơ Long Phong (có chỗ gọi là Cơ Long Phụng, vì hai chữ Phong và Phụng viết dễ lẫn nhau) người Bồ Châu tỉnh (Trung Quốc) sáng tác ra, cho tới nay đã có hơn 300 năm lịch sử. Tuy vậy lại có người bảo do Nhạc Phi thời sáng tác ra.

Đầu đời Thanh, Hình ý quyền được truyền bá rất rộng rãi ở (Trung Quốc). Gần trăm năm nay, danh thủ nối nhau. Năm 1914, nhà Hình ý quyền là Hách Ân Quang qua thăm dạy cho các học sinh du học ở Nhật, do đó đã đưa Hình ý quyền giới thiệu ra nước ngoài. Hiện nay Hình ý quyền không chỉ phát triển ở các nơi trên cả nước, mà ở … cũng đều có tập luyện Hình ý quyền đồng thời còn có cả đoàn thể và báo chí chyên môn.

1567310_orig

Đặc trưng kỹ pháp

Hình ý quyền lấy quyền (phác, bằng, toản, pháo, hoành tức bổ, hất, chọc, đập, gạt) và thập nhị hình quyền (quyền 12 hình tức long, hổ, hầu, mã, kê, yến, xà, đà, thai, ưng, hùng, báo tức rồng, hổ, khỉ, ngựa, gà, én , rắn, kỳ đà, la, ưng, gấu, báo) làm gốc quyền cơ bản.Về trang pháp thì lấy “tam thế thức” mã, cung, hư bộ làm gốc. Đây chính là Hình ý Linh thú quyền (Xing Yi Animal Fist) sau này của.

Các bài múa đơn luyện có: Ngũ Hành liên hoàn, Tạp thức chùy Bát thức quyền, Tứ bả quyền, Thập nhị hồng trùy, Xuất nhập động, Ngũ hành tương sinh, Long hổ đấu, Bát tự công, Thượng trung hạ bát thủ.

Về đối luyện quyền thì có Tam Thủ pháo, Ngũ Hoa Pháp, An Thân Pháo, Cửu Sáo Hoàn. Luyện tập khí giới lấy đao, thương, kiếm, côn làm chủ; phần lớn lấy tam hợp, lục hợp, liên hoàn, tam tài để gọi tên.

Các lưu phái

Một dải lưu hành Hình ý quyền phần lớn gọi là “Tâm ý quyền”. Quyền pháp lấy “thập đại hình” (mười hình lớn là long, hổ, kê, ưng, xà, mã, miêu, hầu, dao, yến tức rồng, hổ, gà, ưng, rắn, ngựa, mèo, khỉ, diều, én) và “tứ quyền bát thức” làm quyền pháp cơ bản. Về trang pháp có Kê thoái trang (tấn chân gà), Ưng hùng trang (tấn ưng gấu). Bài bản đơn luyện thì có Long hổ đấu thập hình hợp nhất (mười hình hợp nhất), Thượng trung hạ tứ bả ( bốn ngón (quyền) trên, giữa, dưới) v.v.. Đây chính là Hình ý Linh thú quyền lưu truyền ở miền Nam Trung Hoa sau này giống Hình ý linh thú quyền Võ Đang phái.

Các nơi lưu hành Hình ý quyền trừ nội dung có chỗ khác nhau ra, về mặt phong cách cũng có chỗ đặc sắc riêng.
Hình ý quyền ở một dải quyền thế thư triển, ổn mạnh chắc chắn. Hình ý quyền lưu hành ở thế quyền gấp gáp, kình lực tinh kéo.
Hình ý quyền ở một dải thì thế quyền dũng mãnh , khí thế hùng hậu.
Hình ý quyền có các đặc điểm sau: Giản dị gọn gàng, chất phác thực tế, tự nhiên. Về động tác thì phần lớn là đến thẳng đi thẳng, một co một duỗi, tiết tấu rõ ràng, chất phác thực tế không có hoa hòe hoa sói, có cái đẹp ở chỗ tự nhiên.
Đặc trưng quyền pháp

Động tác nghiêm mật gấp gáp, “ra tay như dũa thép, xuống tay như câu liêm”, “hai khuỷu không lìa sườn, hai(bàn) tay không lìa tâm (tim)”; khi phát quyền thì vặn , quấn, đục, xoay, với thân pháp, bộ pháp kết hợp chặt chẽ, toàn thân trên dưới giống như đang vặn thừng không chút lơi lỏng.
Trầm tĩnh, ổn định mau lẹ, thân ngay bộ, vững. Yêu cầu ngực nở bụng thực, khí trầm đang điền, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm xèo, kình lực thi triển trầm thực.
Mau lẹ hoàn chỉnh. Hình ý quyền yêu cầu “lục hợp” tức là tam hợp với ý, ý với khí hợp, khí với lực hợp (gọi là nội tam hợp), vai và háng hợp, khuỷu và gối hợp, tay và chân hợp (giọ là ngoại tam hợp).
Về động tác thì cường điệu phép (pháp) thân trên, tay chân cùng đến, một phát là đến, một tấc (đã) là trước (ý muỗn chỉ tốc độ và độ dài hơn đòn của đối phương). Trong “quyền phổ” có ghi: “Nổi như gió, rơi như tên, đánh ngã (đối thủ) rồi vẫn hiềm còn chậm”.

Một bức tượng cổ mô phỏng thế chiến đấu của Hình Ý quyền
Một bức tượng cổ mô phỏng thế chiến đấu của Hình Ý quyền

Hình ý quyền coi trọng tam tiết, bát yếu. Tam tiết (ba đốt) là: đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt gốc đẩy.
Kể về toàn thân thì đầu và tay (chi trên) là đốt ngọn, thân mình là đốt giữa, chi dưới (chân) là đốt gốc.
Ngay một bộ phận cơ thể cũng có thể chia nhỏ ra thành ba đốt. Lấy tay làm ví dụ, khi ra đòn nắm tay là đốt ngọn, cẳng tay (dưới) cả khuỷu là đốt giữa, cánh tay trên với vai là đốt gốc. Thể hiện tam tiết cốt để đảm bảo toàn thân hoàn chỉnh thành một thể thống nhất, nội ngoại hợp nhất.

Thư viện võ thuật