Judo Việt Nam kỳ vọng vào võ sĩ Ngọc Tú

Sau sự thất bại của taekwondo trong việc tìm suất chính thức dự Olympic 2016, các môn võ của thể thao Việt Nam chỉ còn trông chờ vào Judo. Dù trước đó, môn vật đã giành được 2 suất chính thức dự Olympic 2016, tuy nhiên người của giới võ thuật mong ngóng các môn của mình không thể bị lép vế trước những đồng nghiệp khác.

Tròn mắt xem Tony Jaa phiên bản nữ hạ gục hàng chục người đàn ông
“Phong cách võ thuật của Chân Tử Đan là của riêng anh”

Võ sĩ Văn Ngọc Tú hiện được kỳ vọng nhất của tuyển judo Việt Nam lúc này. Trò chuyện cùng Ngọc Tú, cô bày tỏ: “Tôi vẫn đang nỗ lực hết sức. Sau những giải đấu qua, điểm số và thứ hạng của tôi đang trong vùng “an toàn” để có thể được trao vé dự Olympic 2016. Tuy nhiên, tôi và đồng đội còn cần thể hiện tốt ở 2 giải cuối cùng trong tháng 5 mới biết rõ kết quả của mình”. Từ ngày được xem là “độc cô cầu bại” hạng 48kg ở trong nước, Ngọc Tú luôn được judo Việt Nam trông chờ kết quả quốc tế cao nhất. Năm 2012, Ngọc Tú giành tấm vé Olympic đầu tiên cho Judo Việt Nam để đi cửa chính chứ không phải nhận suất mời như những kỳ trước. Bây giờ, cô vẫn tiếp tục hành trình tìm vé cho riêng mình.

Sau sự thất bại của taekwondo trong việc tìm suất chính thức dự Olympic 2016, các môn võ của thể thao Việt Nam chỉ còn trông chờ vào Judo.
Sau sự thất bại của taekwondo trong việc tìm suất chính thức dự Olympic 2016, các môn võ của thể thao Việt Nam chỉ còn trông chờ vào Judo.

Trưởng bộ môn judo (Tổng cục TDTT) Nguyễn Hữu An từng chia sẻ, trên lý thuyết, Văn Ngọc Tú là người có triển vọng giành suất chính thức vì dựa theo điểm số và xếp hạng của Liên đoàn Judo thế giới, nữ tuyển thủ này đang có ưu thế. Ngoài ra, chúng ta vẫn chờ đợi hạng 52kg có được suất khi 2 tuyển thủ Nguyễn Thị Quỳnh, Thanh Thủy đang tích cực phấn đấu. Sau giải vô địch châu Á 2016 (Ngọc Tú là VĐV Việt Nam có thứ hạng cao nhất trong một nội dung, hạng 7), các tuyển thủ judo chỉ còn giải Grand Slam thi đấu ở Azerbaijan (từ ngày 6-5) và Grand Prix thi đấu ở Kazakhstan (từ ngày 13-5). Điểm số tích lũy tại 2 giải cuối cùng này sẽ khẳng định Văn Ngọc Tú hay Nguyễn Thị Quỳnh, Thanh Thủy có suất đến Olympic 2016.

4 năm sau Olympic 2012, Ngọc Tú đã chín chắn hơn về cả tuổi đời lẫn chuyên môn, cùng khát vọng cống hiến những giải cuối cùng của sự nghiệp. Hy vọng, “nữ hoàng judo” sẽ thành công bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của mình.

Theo Diệu Phương/Sài Gòn Giải Phóng

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật phản đòn cận chiến trong Aikido

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106835″]