4 ý nghĩa – 4 chặng đường của Karate-do

Karate, gọi tắt của Karate-Do; cũng giống như Không Thủ, gọi tắt của Không Thủ Đạo.

Không đấm mặt, vì sao Kyokushin vẫn tàn khốc nhất làng Karate

Những đòn Karate thực chiến đã được minh chứng trên sàn MMA

Karate-Do hay Không Thủ Đạo có bốn ý nghĩa, cũng là bốn mục đích tập luyện.

1- Ý nghĩa thứ nhất: Kara là không, Té là tay, Do là cách thức. Karate-Do là nghệ thuật rèn luyện tay (chân) thành vũ khí chiến đấu.

2- Ý nghĩa thứ hai: Phương pháp rèn luyện của Karate dựa trên các nguyên lý về vật lý, thể lý, tâm lý… nên nó là môn thể thao khoa học và hiện đại; giúp người tập không chỉ khỏe về thể chất mà còn khỏe về tinh thần (Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện).

3- Ý nghĩa thứ ba: Do trong Karate-Do còn có nghĩa là đạo đức. Thông qua rèn luyện tay chân, Karate-Do còn là con đường tu dưỡng phẩm chất, đạo đức. Đạo đức, đó là yêu tổ quốc, yêu đồng bào, hiếu để với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn; nhân ái với con người, thiên nhiên, vạn vật… Phẩm chất, đó là bao dung, cao thượng, đoàn kết, hiếu hoà, cần mẫn, tự tin, ý chí, dũng cảm… Phong cách, đó là ung dung, trầm tĩnh, đĩnh đạt…

4- Ý nghĩa thứ tư: Kara là không, Te là tay. Karate là “Bàn-tay-không”, hiểu theo nghĩa trở về với trạng thái trống không, trạng thái vô ngã; trạng thái của mặt nước hồ thu không gợn sóng. Con người luôn bị chi phối bởi “thất tình”: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn). Chính thất tình đã làm khúc xạ mọi sự mọi vật, chính thất tình mang lại nỗi khổ niềm đau. Karate-Do là nghệ thuật giúp người tập làm chủ thất tình để đạt đến trạng thải rổn rang, thanh lãng, tự tại, tự chủ, vô úy, vô ưu… Tham thiền là một trong những phương pháp quan trọng của nội dung này.

Karate, hay Không Thủ, hay “Bàn-tay-không”, là mục đích sau cùng của Karate-Do. Nhưng là mục đích chỉ thành tựu thông qua quá trình tự thực nghiệm và tự chứng nghiệm. Nói theo ngôn ngữ của thiền thì “Ai tu nấy chứng”.

Bốn ý nghĩa, bốn mục đích, cũng là bốn chặng đường. Mỗi Karateka (người tập Karate) hãy căn cứ vào đó để biết mình đang ở đâu: sơ đẳng, cao đẳng, hay thượng đẳng.

Nét đẹp văn hóa Karate

[jwplayer player=”1″ mediaid=”92899″]

Trích: Nghĩa Dũng Không Thủ