Kết hợp hơi thở và động tác trong tập luyện Thái Cực Quyền

Trong Thái Cực Quyền (TCQ), sự kết hợp hô hấp với động tác tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác mà tự nhiên hình thành. Khi thực hiện động tác, lúc nào hấp khí, lúc nào hô khí , đều có chuẩn tắc nhất định. Ðể người học dễ nắm yếu điểm của sự hô hấp , chúng tôi đem một số quy luật thông thường mà quy nạp lại:

Áp dụng những động tác của Thái Cực quyền vào thực chiến
Giải mã hai chữ “Thái Cực” trong Thái Cực Quyền

taichi1

1. Hấp khí (hít vào): khởi thân, khuất tý, đề thối , thích thối (cất mình, co tay, treo chân, đá chân).

Trong TCQ, sự kết hợp hô hấp với động tác tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác mà tự nhiên hình thành. Khi thực hiện động tác, lúc nào hấp khí, lúc nào hô khí , đều có chuẩn tắc nhất định. Ðể người học dễ nắm yếu điểm của sự hô hấp, chúng tôi đem một số qui luật thông thường mà quy nạp lại như sau:

1. Hấp khí (hít vào): khởi thân, khuất tý, đề thối, thích thối cất mình, co tay, treo chân, đá chân).

2. Hô khí thở ra): tồn thân , thân tý (đã quyền , xuất chưởng), lạc bộ (thả chân) cho đến lúc các động tác đi hết đến điểm nhất định thì thở ra.

SH_tai_chi_800x462.jpg.2670753

Dưới đây là mấy trường hợp biện minh:

1. Hể cất mình đứng lên , thì thường là hít vào , như làm xong thức Hải Ðề châm , Tấn Bộ Tài Trùy , Tả Hữu Kim Kê Ðộc Lập , khi đứng lên đều là lúc hít vào. Hể hai cánh tay hay một co rút vào thân là lúc ấy hít vào , như lúc cánh tay làm xong động tác Lãm Tước Vĩ , lúc cánh tay trái từ bên phải thâu về trong thức Ðơn Tiên , lúc hai tay rút về như thức Như Phong Tự Bế , thì tất cả những lúc ấy đều hít vào.

Về động tác của chân, thì khi nào treo chân lên, hoặc đá chân ra là lúc hít vào, điều quan trọng là các động tác treo chân , bật mũi đá ra hay đạp ra phải phối hợp nhịp nhàng với hơi thở , như trong các động tác Tả Hữu Phân Cước, Tả Hữu Ðắng Cước, Chuyển Thân Ðáng Cước, Thập Tự Ðơn Bãi Liên , Chuyễn Thân Song Bãi Liên .

2. Ðộng tác nào đòi hỏi thân phải rùn xuống, thì lúc ấy thở ra, như trong lúc làm các thế Hải Ðề Châm , Tấn Bộ Tả Ðắng Cước , Ðơn Tiên Hạ Thức, đều phải thở ra. Mỗi khi một tay hay hai tay duỗi ra, tức là lúc đánh quyền ra  hoặc vổ chưởng ra, thì là lúc thở ra . Như lúc hai chưởng án ra trong thức Lãm Tước Vĩ , lúc tay trái đẩy ra trong thức Ðơn Tiên, lúc đánh quyền ra trong các thức Ban Lan Trùy , Chỉ Ðắng Trùy , Tấn Bộ Tài Trùy, đều là lúc thở ra cả .

Hể khi nào chân thả xuống đất là thở ra. Mỗi khi  làm xong các động tác Lâu Tất Ảo Bộ, Tả Hữu Phân Cước, Tả Hữu Ðắng Cước , thì khi gót chân vừa thâu về đó đặt xuống đất là lúc bắt đầu thở ra.

Những trường hợp trình báy ở trên là thông thường, tất nhiên trong lúc kết hợp hơi thở với từng động tác một có thể có sự biến đổi , chớ không phải chắc nịt như nói trên.

Trong lúc kết hợp hơi thở với động tác , cần chú ý là hít thở không thể gắng gượng miễn cưỡng – dĩ nhiên đây là vẫn là sự điều tiết hơi thở một cách có ý thức – không dồn hơi thở , không dùng sức thở ra hít vào, mà phải làm sao kết hợp hơi thở và động tác , chứ không phải kết hợp kiểu ép dầu ép mở. Ðối với người mới luyện tập , không thể đòi hỏi phải thực hiện được điều này, chỉ cần giử cho hơi thở tự nhiên và đều là được rồi.

Nhất Trung (Sưu tầm)
Nguồn: Maxreading