Lý giải lối di chuyển đường tròn trong Thái Cực Quyền

Trong Thái Cực Quyền (TCQ) động tác của hai tay luôn luôn là động tác của đường tròn hoặc đường cung, có thể là đường tròn nhỏ, đường tròn lớn, đường Ellipse và đường bán nguyệt (tiểu viên, đại viên, thỏa viên, và bán viên), cho nên có người từng gọi TCQ là “vận động tròn” (viên vận động) và sự mệnh danh này có lý do của nó. Loại động tác này rõ ràng khác hẳn loại động tác trực xuất trực nhập của Thiếu Lâm quyền. Kết cấu quyền thuật tương đối phức tạp, đa dạng , tư thức đẹp đẻ và đầy quyến rũ . Các điểm ưu mỹ này là kết quả của một sự diễn tiến liên tục. 

Ý nghĩa “nội ngoại tương hợp” trong Thái Cực Quyền
Áp dụng những động tác của Thái Cực quyền vào thực chiến

Trong quá khứ, đã có người sử dụng Bát Quái, Ngũ Hành của Thái Cực Ðồ cùng với quan niệm tương sinh tương khắc, hoàn toàn tương nhiều của Thái Cực Ðồ, mà giải thích động tác đường tròn, đường cung của TCQ. Lời biện giải này là hư hoặc, không tin vào đâu được. Ở đây chúng ta hãy căn cứ vào sinh lý học và thực dụng chiến đấu mà xem xét vấn đề.

Tai-Chi-Meditation-Form
Tại sao động tác trong Thái Cực Quyền là đường tròn và đường cung? (Ảnh minh họa)
Trên mặt sinh lý học mà nói, các quan tiết của thân thể như vai, chỏ, cổ tay, háng, đầu gối đều có dáng tròn, giống như trục cửa. Dạng kết cấu này của quan tiết làm cho thân thể hoạt động linh hoạt. Hoạt động của thân thể vốn rất phức tạp, nhiều loại nhiều dạng, nhưng hoạt động tròn là tự nhiên nhất. Ví dụ nếu ta lấy vai làm tâm đường tròn, cánh tay duỗi thẳng làm bán kính, ta được một đường tròn lớn , và động tác tạo đường tròn này rất là tự nhiên, vì nó phù hợp với cấu trúc tròn của quan tiết. Thân thể ngoài các quan tiết tương đối lớn ở tứ chi, còn có nhiều quan tiết nhỏ hơn trên cột xương sống; các quan tiết nhỏ này nhờ sự vận động đường tròn, đường cung mới có cơ hội hoạt động đều khắp và phát triển đều đặn. Vận động tròn cũng làm rất nhiều cơ được dịp hoạt động. Ví dụ như trong các động tác Vân Thủ, Ðảo niệm hầu, Dã mã phân tông, gần như khối thịt nào cũng hoạt động cả.

Ngoài ra, sự biến hóa của động tác đường tròn tương đối phức tạp đa dạng, và như vậy có tác dụng rất tốt đối với sự huấn luyện trung khu thần kinh và sự điều tiết cơ năng của các khí quan dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh.

Trên mặt chiến đấu mà xét thì sự biến chuyển linh hoạt, bất trệ bất sáp, biến hóa vạn đoan, dễ dàng hóa giải lực của đối phương mà trả lại cho đối phương , các tính chất này của động tác đường tròn rất hợp với nguyên lý của lực học. Lúc luyện thôi thủ tức là áp dụng các nguyên lý về đòn bẩy, trục, phân lực, hợp lực và di động trọng tâm , cho nên chỉ cần lực nhỏ mà có thể thắng lực lớn. Trong Thái Cực Quyền luận có nói: “Sát tứ tượng bát thiên cân chi cú, hiển phi lực thắng”, chính là đề cập đến kết quả của sự áp dụng các nguyên lý trên .

Ngoài ra động tác đường tròn , chỉ cần thân chuyển khác đi một chút là có thể biến thành động tác chiêu pháp khác, cho nên lúc dụng chiêu mới không hay bị dẫn tiến lạc không và lúc phá chiêu cũng dễ phòng thủ. Tập thôi thủ tới một trình độ nhất định nào đó thì có thể hóa hiểm thành suông, biến nguy thành an, chuyển bị động sang chủ động, là nhờ ở các quan tiết năng vận dụng động tác đường tròn.

Q.B (Sưu tầm)
Nguồn: Maxreading