Muay Thái bản địa “cúng tổ nhập môn” như thế nào

Muay Thái là một trong những môn võ giàu văn hóa và các giá trị truyền thống nhất thế giới. Chịu ảnh hưởng từ tôn giáo, lịch sử, văn hóa… Muay Thái có những nghi thức, tập tục riêng biệt là phong phú. Theo dòng chảy lịch sử, nhiều tập tục cổ đã dần mất đi, nhưng những nghi thức quan trọng nhất vẫn được giữ vững – bất kể đó là những lò võ hàng đầu Thái Lan hay chỉ đơn giản là những phòng tập nghèo nàn ở vùng quê.

Trận đấu khiến nước Mỹ phải kính nể Muay Thái

Chiêm ngưỡng “vẻ đẹp tử thần” của Muay Thái

Những võ sĩ Thái cổ xưa thường rất tin tưởng vào những điều huyền bí. Thẳm sâu trong tâm hồn họ vẫn tin rằng bản lĩnh và uy linh thần khí toát ra từ người họ – điều phải trải qua rèn luyện mới có được – sẽ có thể áp chế kẻ thù và khiến chúng run sợ. Trước khi nhập môn Muay Thái, họ phải đến những nghĩa địa rộng lớn – nơi mà người ta đồn đại rằng hay xuất hiện ma quỷ. Họ ngồi đó thiền định, suy ngẫm; và họ cho rằng điều đó sẽ cho họ thêm sức mạnh, can đảm, vì khi họ đã dám bình tâm ngồi giữa ma quỷ thì họ cũng sẽ sẵn sàng đối mặt với con người. Thế nhưng tập tục này ngày nay không còn phổ biến.

Võ sĩ Muay Thái đẳng cấp thế giới Buakaw Banchamek đang làm nghi lễ đón nhận học trò mới.
Võ sĩ Muay Thái đẳng cấp thế giới Buakaw Banchamek đang làm nghi lễ đón nhận học trò mới.

Tất cả các tân sinh của bộ môn Muay Thái đều phải trải qua nghi lễ nhập môn, thường được chọn cử hành vào ngày Thứ 5 (Thứ 5 được coi là ngày của thần nghệ thuật – người Thái xem võ thuật như một bộ môn nghệ thuật). Người học trò phải mang hoa, một bó hương (nhang), nến, khăn, 6 đồng tiền 25 Satang (100 Satang = 1 baht Thái), 6 mảnh vải trắng và một chậu nước đến nhà võ sư. Tùy thuộc vào số võ sinh cùng đến xin nhập môn,  một bữa tiệc nhỏ sẽ được soạn ra cùng với thịt heo, gà, vịt, trái cây.v.v

Dù giảng dạy cho các võ sinh nước ngoài, các nghi lễ truyền thống vẫn phải được được thực thi.
Dù giảng dạy cho các võ sinh nước ngoài, các nghi lễ truyền thống vẫn phải được được thực thi.

Võ sư nắm lấy 1 cánh tay của võ sinh vỡ lòng, và dùng một cái găng tay hoặc một vòng khăn vải vẩy trên đầu họ. Sau khi quỳ lạy thầy ba lần, các võ sinh rút tay lại , cầm lấy cái găng tay (hoặc vòng khăn vải) và quỳ nghe những lời cầu chúc từ người thầy:

“Buddhang Prasit Dhammang Prasit  Sangkang Prasit, Narayana is Chao Prasit Pawantute” (niệm tên những vị thần, người được cho là sẽ ban lại kiến thức cho võ sinh)

Khi đó, người thầy buông cánh tay của võ sinh ra, và đặt vòng khăn lên đầu anh ta, để tỏ lòng thành kính nhớ ơn đến các đời vua Rama. Người học trò sau khi qùy lạy 3 lần (cho thần linh) sẽ phải quỳ lạy 3 lần nữa (cho người thầy). Sau đó, võ sư tiếp tục đọc những câu sau:

“Siddhi Kijang, Siddhi Kammang, Siddhi Techo, Chaiyo Nijang, Chaiya Siddhi Pawantute”

Kế đó, võ sư dùng dao cắt một miếng thịt heo hoặc thịt vịt đưa cho học trò rồi nói: “Đây là của Narayana ban cho học trò mình, để cho họ được tràn đầy sức mạnh thể chất và niềm vui vĩnh cửu trong tinh thần”. Người học trò sẽ ra dấu hiệu thể hiện sự thành kính và ăn miếng thịt thầy đưa cho. Kế đó, một chậu nước thánh và một tượng Phật sẽ được đặt ra giữa những người tham dự nghi lễ. Võ sư vẩy nước lên người các học trò, đặt lên người họ những mảnh khăn trắng mà chính họ mang tới, vừa làm vừa nói:

“Om Sri Siddhi Deja Chana Satru Na, Ma, Pa, Ta” (Hãy nhìn ta đây. Tâm hồn con sẽ trở nên ảm đạm, u sầu, nếu như không có thần uy của Namo Buddhaya khiến con tràn đầy lòng tin tưởng, và ta đây chính là Ong Promma Chaiya Siddhi Pawantume.)

Buakaw đọc lời cầu chúc cho các học trò mới.
Buakaw đọc lời cầu chúc cho các học trò mới.

Một câu kinh niệm phổ biến khác trong suốt thời kì vua Naresuan chống lại quân Miến Điện là “Pra Chao 5 Pra Ong (5 vị thần) Namo Buddhaya”; Na Yan Bot Songkram  (Chiến trường),  Ma Tid tam Satru (đuổi theo quân thù)  Bud Tor Su Pai Rin ,  (khải hoàn ca)  Cha Sin Pol Krai (nắm giữ mọi quyền lực) Ya Chok  Chai Chana  (hiến thắng vẻ vang). (Vì lịch sử hình thành và phát triển của Muay gắn liền với chiến tranh cho nên trong bài kinh niệm nhập môn nhắc rất nhiều đến chiến tranh)

Trong khi chiến đấu, vua Naresuan cũng hay dùng câu kinh niệm này để dẫn dụ kẻ thù trên chiến trường:

Na Dej Rukran ( Na: sức mạnh tràn trề),  Ma Tao Harn Fan Fad ( dũng cảm tiến công),  Pa Pik a t Home Huek ( phá tan mọi thứ và không sợ hãi),  Ta Prab Suek Toi Tod  ( quét sạch quân thù).”

Một bài Ram Muay (bài nhảy khởi động trước trận đấu để tỏ lòng thành kính đến tổ tiên) của Buakaw Banchamek

Phạm Vũ