Sơ cứu nạn nhân khi bị chết giấc do dính đòn nặng

Khi dính đòn ở bụng, hông hoặc bị siết cổ quá mức có thể dẫn đến chết giấc. Trong những trường hợp như vậy, việc sơ cứu đúng cách ban đầu là hết sức cần thiết.

Top 3 đòn khóa ‘chết người’ của Brazillian Jiu Jitsu
Mỹ thất bại thảm hại ở Việt Nam do súng quá “phế”

CÁCH 1: 

Tư thế của nạn nhân: nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm sấp, hai tay duỗi bên hông, nới lỏng tất cả những gì thắt chặt nạn nhân hay làm người ấy khó thở (cổ áo, thắt lưng …).

Tư thế của người cứu: bên trái của nạn nhân, quỳ gối phải, đầu gối trái gập lại, bàn tay trái trên vai trái của nạn nhân để giữ người ấy, bàn tay phải ấn trên xương sống, các đầu ngón tay ở khoảng đốt xương cổ thứ bảy (đốt xương lồi ra gần tầm hai vai), bàn tay và cánh tay trước gập lại, vai đưa ra đằng trước.

Động tác giải huyệt: bật ngửa các ngón tay lên và dùng ức bàn tay đẩy tới trước, đánh ngược từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy. Tất cả sức lực trong cánh tay trước hết phải dồn vào cú đánh, rồi rút tay về vị trí cũ và bắt đầu lại với sự nhịp nhàng của một bác thợ mộc sử dụng chiếc bào. Mỗi lần đánh, cùi chỏ phải hạ sát lưng.

Khi đánh, ức bàn tay phải chà trên nơi bị đánh một khoảng dài bằng bàn tay và không được quá giới hạn đó. Những cú đánh phải dứt khoát, cú đánh trước cú đánh sau theo nhịp một giây đồng hồ.

Hô hấp: Khi nạn nhân đã hồi tỉnh, đỡ nạn nhân ngồi dậy, chân duỗi trước mặt. Người cứu quỳ gối phải sau lưng nạn nhân, nắm hai vai nạn nhân làm những động tác vòng từ từ trước ra sau, từ dưới lên trên để làm cho nạn nhân thở thật dài hơi. Điều chỉnh những động tác đó theo nhịp thở chậm và sâu của người cứu.

Bắt buộc phải cho nạn nhân thở tối thiểu từ 5 đến 6 lần.

CÁCH 2: 

Tư thế của nạn nhân: ngồi, chân duỗi trước mặt, hai cánh tay buông thõng trước ngực, hai bàn tay giữa chân, cúi đầu về phía trước.

Tư thế của người cứu: sau lưng và bên trái nạn nhân, đầu gối phải quỳ, đầu gối trái co lại, bàn tay trái áp lên ngực nạn nhân để giữ cho nạn nhân ngồi vững …

Khi nhịp thở đã điều hòa, giúp nạn nhân đứng dậy đi thong thả vài phút. Sự hô hấp và những bước đi ấy rất cần thiết để tái lập sự tuần hoàn và hô hấp, nếu bỏ qua, đôi khi nạn nhân bất tỉnh trở lại.

Động tác giải huyệt: dùng ức bàn tay phải đưa cao, đánh ngược thật mạnh từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy, cùng một cách thức với phương pháp thứ nhất, nhưng trong phương pháp này vì nạn nhân ngồi nên đốt xương cổ thứ bảy lồi ra rõ ràng hơn. “Đánh nghiêm chỉnh và nhịp nhàng”.

Nếu những cú đánh ấy vẫn không đủ hiệu lực thì đánh với nắm tay quỷ của ngón giữa (nắm tay quỷ là đốt xương thứ hai của nắm tay lồi ra khỏi quả đấm từ một phân rưỡi tới hai phân. Võ cổ truyền gọi là độc giác chỉ.

Luôn luôn phải đánh ngược từ dưới lên trên, những cú rõ ràng, đanh gọn, để gây chấn động, nắm tay lùi lại để lấy đà không được quá 15 phân.

Nếu hai cách trên vẫn không công hiệu, xốc nách nạn nhân, co chân lên kê đầu gối phải vào lưng nạn nhân dưới đốt xương cổ thứ bảy một khoảng một bàn tay và thúc thật mạnh vào điểm đó, từ dưới lên trên.

Những cú lên gối ấy phải gây ra một chấn động khắp ngực nạn nhân. Thường thì đánh 5 lần là đủ.

Hô hấp: trong mọi trường hợp, nạn nhân đã hồi tỉnh, cũng như trong phương pháp thứ nhất và trong tất cả các thế giải huyệt, phải cho nạn nhân thở theo phương pháp đã chỉ ở trên. Sau đó giúp nạn nhân đứng dậy, đi thong thả cho đến khi bình phục.

V.Đ – Nguồn: Tư liệu võ thuật