Sơ lược về luật thi đấu Taekwondo đồng đội mới của WTF

Ngày 18/12 tới đây, Cúp đồng đội VTF 2016 sẽ được tổ chức lần đầu tiên, trở thành một trong những sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi hoạt đồng chào mừng Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Liên đoàn Taekwondo Việt Nam.

Gần 200 HLV, võ sinh tham dự kỳ thi thăng đẳng Quốc gia

Taekwondo Việt Nam triển khai các luật thi đấu mới của WTF cho các HLV toàn quốc

Thi đấu đồng đội không phải nội dung mới lạ ở bộ môn Taekwondo, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Hơn thế nữa, tại giải Cúp đồng đội VTF, BTC sẽ sử dụng hệ thống luật thi đấu mới nhất của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), đảm bảo tính chuyên nghiệp, công bằng cũng như giúp cộng đồng Taekwondo Việt Nam làm quen với những thay đổi linh hoạt của bộ môn. Được biết, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng bộ luật này trong một giải đấu mang tính chất Quốc tế (có bao gồm các đội khách mời từ nhiều nước tham gia thi đấu.

Thi đấu đồng đội không phải là hình thức thi đấu quá mới mẻ của Taekwondo thế giới nhưng vẫn xa lạ với nhiều võ sinh Việt Nam.
Thi đấu đồng đội không phải là hình thức thi đấu quá mới mẻ của Taekwondo thế giới nhưng vẫn xa lạ với nhiều võ sinh Việt Nam.

Để tìm hiểu về hình thức thi đấu này, cập nhật những điểm mới trong luật thi đấu cũng như sẵn sàng chào đón giải Cúp đồng đội VTF 2016, hãy cùng VoThuat.VN điểm qua những nét chính của bộ luật thi đấu mới này (đã được WTF công bố và áp dụng tại giải Vô địch thế giới Taekwondo đồng đội 2016, diễn ra tại Baku, Azerbaijan)

PHƯƠNG THỨC THI ĐẤU

  • Áp dụng thể thức thi đấu hỗn hợp gồm thi đấu theo hình thức truyền thống và tag-team match
    Mỗi đội có ít nhất phải là 5 VĐV và tối đa là 6 VĐV bao gồm một VĐV dự bị.
  • Đối với thi đấu đồng đội nam – nữ: mỗi đội tối thiểu có 2 VĐV nữ và 2 VĐV nam và tối đa là 5 VĐV
    bao gồm một VĐV dự bị.
  • Mỗi đội có thể có tối đa 2 VĐV từ các quốc gia không phải là thành viên của đội tuyển quốc gia tham
    dự giải. (Bất kỳ VĐV nào của đội tham dự sẽ không được phép tham dự như là thành viên của đội
    tuyển quốc gia khác).
  • Mỗi đội gồm 5 VĐV chính thức và 1 VĐV dự bị cho mỗi trận đấu.
  • Ở các trận đấu vòng loại và tứ kết có 3 hiệp đấu (5 phút cho hiệp 1, 3 phút cho hiệp 2 và hiệp 3) và 1
    phút nghỉ giữa hiệp. Bán kết và chung kết có 3 hiệp đấu, mỗi hiệp 5 phút và 1 phút nghỉ giữa các hiệp
    Đối với thi đấu hỗn hợp nam nữ: mỗi trận đấu có 3 hiệp (4 phút cho hiệp 1, 3 phút cho hiệp 2 và hiệp
    3) với 1 phút nghỉ giữa các hiệp.
  • Hiệp 1 thi đấu theo thể thức thi đấu đồng đội truyền thống mỗi trận là 1 phút. Có nghĩa là các VĐV sẽ
    thi đấu với những VĐV tương ứng của đội đối phương (cùng số VĐV) theo thứ tự từ hạng cân nhẹ tới
    nặng. Tổng số điểm sẽ được tính bằng cách cộng hết các điểm của từng trận đấu.
  • Hiệp 2 và hiệp 3 thi đấu theo phương thức tag-team match trong 3 hoặc 5 phút. Chỉ được thay đổi
    VĐV tối đa 8 lần nếu thi đấu 3 phút và 12 lần nếu thi đấu 5 phút, không tính thứ thự VĐV.
  • Đối với đồng đội nam – nữ: hiệp 2 đội xanh chọn VĐV nữ thi đấu đầu tiên và hiệp 3 đội đỏ chọn VĐV nữ thi đấu đầu tiên, thi đấu theo thể thức tag-team match trong 3 phút.
  • Đội nào có tổng số điểm được tính bằng cách cộng điểm của các hiệp đấu lại sẽ được tuyên bố thắng.
    Trong trường hợp hòa điểm ở giai đoạn nhóm, kết quả chung cuộc vẫn ghi nhận là “HÒA”, nhưng từ
    vòng bán kết, sẽ thi đấu thêm hiệp bàn thắng vàng cũng theo phương thức tag-team format. Đội nào
    ghi được trước 3 điểm sẽ được tuyên bố thắng.
  • Đội nào bị trừ 15 điểm trước sẽ bị công bố thua vào bất kỳ thời điểm nào của trận đấu.
  • Khi chênh lệch nhau 30 điểm, trận đấu sẽ kết thúc ở cuối hiệp 2.
  • Mỗi đội chỉ có 1 VĐV dự bị và được cho phép thay thế một lần cho bất kỳ VĐV nào trong 5 VĐV thi
    đấu chính thức, sau hiệp thi đấu thứ nhất.
  • Trong trường hợp bị chấn thương, còn lại 4 VĐV vẫn có thể được tham gia thi đấu, tuy nhiên, đối
    phương sẽ được cộng 10 điểm vào hiệp thứ nhất.
  • Đối với đội nam – nữ phối hợp: trong trường hợp bị chấn thương, 3 VĐV vẫn có thể tiếp tục tham gia
    thi đấu, tuy nhiên, đối phương sẽ được cộng 10 điểm vào hiệp thứ nhất.
  • Ít hơn 4 VĐV sẽ bị loại. Đối với đội nam – nữ phối hợp, ít hơn 3 VĐV sẽ bị loại.
Bản chất mỗi trận đấu vẫn là cuộc thể hiện kỹ năng cá nhân...
Bản chất mỗi trận đấu vẫn là cuộc thể hiện kỹ năng cá nhân…

HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI ĐẤU

  • Thể thức thi đấu vòng tròn ở vòng loại giữa các đội trong nhóm, sau đó áp dụng thể thức thi đấu loại
    trực tiếp ở vòng bán kết và chung kết.
  • Ở giai đoạn nhóm, 8 đội sẽ được chia thành 2 nhóm.
  • Có 2 đội hạt giống, mỗi nhóm có 1 đội. Đội hạt giống là quốc gia đăng cai và đội vô địch của giải năm trước. Nếu quốc gia có đội hạt giống không tham dự, đội có thứ hạng cao nhất kế tiếp của giải năm trước có tham dự giải lần này, sẽ được chọn làm hạt giống. Những đội khác ngoại trừ 2 đội hạt giống sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để xếp vào 2 nhóm.
  • Khi thi đấu vòng tròn, mỗi đội sẽ thi đấu 3 trận ở giai đoạn nhóm với các đội trong cùng nhóm.
    Trong giai đoạn nhóm, đội thắng sẽ được 3 điểm, hòa được 1 điểm và thua 0 điểm.
  • Hai đội có số điểm cao nhất của mỗi nhóm sẽ được vào vòng bán kết.
  • Đội nào có tổng số điểm cao hơn sau 3 trận đấu.
    >>>Nếu vẫn hòa, thì đội nào có số RSC cao hơn, ít điểm trừ hơn, ít điểm cảnh cáo hơn.
    >>>Nếu vẫn hòa thì Technical Delegate quyết định.

THỦ TỤC THI ĐẤU

  • Mỗi đội sẽ nộp danh sách VĐV cho hiệp thứ nhất theo thứ tự hạng cân từ thấp đến cao căn cứ vào
    cân nặng của mỗi VĐV. Số thứ tự của VĐV sẽ được dán ở áo giáp của mỗi VĐV để nhận dạng. VĐV
    dự bị sẽ được mang số 6.
  • Đối với nội dung thi đấu đồng đội nam – nữ hỗn hợp: mỗi đội nộp danh sách VĐV tham dự theo thứ
    tự từ thấp tới cao của nam và nữ cho hiệp thứ nhất căn cứ vào cân nặng của mỗi VĐV. Số của thứ tự
    của VĐV cũng được dán ở áo giáp để nhận dạng. VĐV nam dự bị sẽ được mang số 5.
  • Năm VĐV chính thức và một VĐV dự bị của mỗi đội sẽ di chuyển vào sân thi đấu cùng với 2 HLV và 1 bác sĩ.; Đối với thi đấu đồng đội nam – nữ: 4 VĐV chính thức và 1 VĐV dự bị sẽ di chuyển vào sân thi đấu cùng với 2 HLV và 1 Bác sĩ.
  • Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Chung, Hong”. Cả 2 đội sẽ cùng vào khu vực thi đấu với nón bảo hộ
    cầm ở tay trái và đứng đối diện nhau.
  • Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Cha-ryeot”, “Kyeong-rye”, 2 đội sẽ đứng chào nhau
    VĐV thi đấu đầu tiên sẽ ở lại khu vực thi đấu cho trần đấu đầu tiên, những VĐV còn lại sẽ về khu vực
    dành cho HLV.
  • Trận đấu bắt đầu, khi trọng tài ra khẩu thủ lệnh “Joon-bi” và “Shi-jack”.
  • Sau khi trọng tài có khẩu thủ lệnh “Keuman”, 2 đội sẽ di chuyển vào khu vực thi đấu với tay trái cầm
    nón bảo hộ và đứng đối diện nhau, chào.
  • Trọng tài sẽ công bố kết quả bằng cách giơ tay về phía đội thắng cuộc.
Thi đấu đồng đội đòi hỏi các HLV, VĐV phải trang bị thêm nhiều kinh nghiệm, tư duy chiến thuật... hơn so với thi đấu cá nhân.
Thi đấu đồng đội đòi hỏi các HLV, VĐV phải trang bị thêm nhiều kinh nghiệm, tư duy chiến thuật… hơn so với thi đấu cá nhân.

QUY ĐỊNH HẠNG CÂN

  • Đội nam: Tổng số cân của 5 VĐV sẽ là 373kg hoặc ít hơn.
  • Đội nữ: Tổng số cân của 5 VĐV sẽ là 318kg hoặc ít hơn.
  • Đội nam – nữ:
    + Tổng số cân của 2 VĐV nữ là 135kg hoặc ít hơn.
    + Tổng số cân của 2 VĐV nam là 160kg hoặc ít hơn.

Y.N