Định lý tâm thân phối triển Vovinam

Định lý này được thể hiện từ nguyên lý tam tạo của vũ trụ quan Việt Võ Đạo. Sự phối triển tâm thân không phải là song hành như 2 đường ra xe lửa song song hoặc một đóa hoa mà các phần bầu, tràng, nhị, cánh hoa và cuống đã kết hợp lại thành từng phần rõ rệt. Trái lại, sự phối triển của tâm thân có tính cách hỗn hợp và hòa hợp, như một hợp chất kim loại.

tam than phoi trien vovinam
Nguyên lý Tâm Thân phối triển luôn được áp dụng trong hệ thống triết lý của Vovinam.

Sự phối triển này cũng gợi lại cho ta phát kiến của đạo sĩ Trương Tam Phong, sáng tổ của môn phái Võ Đang mà các phương pháp thể dục vẫn còn thịnh hành tại cả Đài Loan và Trung Hoa đại lục. Đó là phát kiến của nguồn gốc quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cũng có xuất xứ từ dịch học, trong đó con người là môt tiểu vũ trụ và thiên nhiên là một đại vũ trụ. Phần tiểu vũ trụ con người được giải thích bằng khởi điểm là Đạo hay Thái Cực: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Theo Trương Tam Phong, Thái Cực áp dụng vào võ học là đầu, Lưỡng Nghi là 2 mắt, Tứ Tượng là chân tay, Bát Quái là 8 phần chính của chân tay (tay và chân đều chia thành 2 phần chính gồm những lóng xương…) Tuy nhiên, đạo sĩ Trương Tam Phong đã chỉ riêng chú trọng tới phần nhân thân khi thái dụng vào võ học còn phần vụ đạo đức đương nhiên được coi là độc lập với nhân thể.

Định lý Tâm thân phối triển Vovinam của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo có khác hơn: tuy công nhận tâm thân là 2 hiện hữu có giá trị độc lập, nhưng đồng thời cũng có giá trị liên lập đặc biệt không thể tách rời. Ví dụ: nếu bỏ phần Thân (xác) đi, thì phần Tâm cũng không thể tồn tại ở mức độ bình thường. Do đó, muốn duy trì Tâm Thân, không những chúng ta phải hòa hợp chúng mà còn phải phối triển, điều hóa chúng thường xuyên, để chúng trưởng triển và biện hữu lâu dài. Vì vậy, võ học phải luôn luôn phối triển với đạo học, để tạo sự quân bình, để thoát khỏi những nhược điểm cổ truyền võ học nặng về Thân, đạo học nặng về Tâm).

2005 World Championship Danka (Romania) bieu dien Tinh hoa luong nghi kiem phap
Môn sine Danka (Rumani) trong bài Tinh hoa Lưỡng nghi kiếm pháp.

Điều cần đặc biệt lưu ý ở đây là Tâm không phải chỉ có nghĩa đơn giản là “tim” mà đã tỏa rộng ra định nghĩa “tâm hồn” (tất nhiên không thuần túy chỉ có nghĩa là “hồn”) tương tự như triết ngữ “Le spirituel” bao gồm cả sinh hoạt tinh thần, lý trí, tình cảm, tiềm thức, vô thức…Do đó, phối triển tâm thân là phối triển thực hữu tinh thần ta với thực hữu vật chất của ta trên mọi lĩnh vực.

Nguồn: Chủ thuyết Cách mạng Tâm thân.