Ý nghĩa của “Tương liên bất đoạn” trong Thái Cực Quyền

Gọi là “Tương liên bất đoạn” khi sử dụng ý và vận kình từ chiêu thức này sang chiêu thức nọ đều liên tục không gián đoạn (có khi kình đoạn nhưng ý không đoạn).

Những kỹ thuật của Thái Cực quyền để chống lại Boxing
Ý nghĩa “nội ngoại tương hợp” trong Thái Cực quyền
Cậu bé 10 tuổi múa Trần thức Thái Cực quyền khiến nhiều người bái phục
Lý giải nguyên do người run rẩy khi tập Thái Cực quyền

Sự vận động của Thái Cực Quyền (TCQ) là sự vận động mà từ khai thức tới thâu thức, thức này nối thức kia, đều liên tục bất đoạn, đồng thời với sự liên tục của khí. Các loại vận động bất đoạn liên hoàn này có thể xúc tiến sự phát triển ở cơ năng của các khí quan trong thân thể. Tỷ như bộ máy tiêu hóa của chúng ta không được tốt, thì sau một thời gian luyện tập TCQ, cơ năng tiêu hóa tốt lại, chúng ta trở nên thích ăn uống nhiều hơn, cho nên động tác của TCQ, tuy nhu hòa hoãn mạn, nhưng được thực hiện liên tục và bền bỉ, sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe.

Sự dụng ý ở TCQ tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác. Phàm ý vận hành ở bộ phận nào trong cơ thể thì khí huyết đến nơi đó. Ý có thể đi khắp toàn thân nên khí huyết cũng chu lưu khắp cơ thể. Nếu trong người có chỗ nào bị bệnh (như viêm các quan tiết, thần kinh suy nhược, v.v…) thì do ảnh hưởng của sự vận hành khí huyết trong cơ thể, sau một thời gian nào đó các bộ phận ấy sẽ lành mạnh trở lại.

Ý nghĩa và tác pháp của "Tương liên bất đoạn" có nghĩa là gì? (Ảnh minh họa)
Ý nghĩa và tác pháp của “Tương liên bất đoạn” có nghĩa là gì? (Ảnh minh họa)

Về mặt chiến đấu, nguyên tắc tương liên bất đoạn có giá trị nhất định của nó. Như trong lúc thôi thủ, do sử dụng ý và vận kình một cách tương liên bất đoạn, mới có thể phòng thủ nghiêm mật, không để hở chỗ nào cho địch thủ có thể tấn công.

 Phương pháp để đạt tương liên bất đoạn như sau:

 1. Bình thường khi đi quyền không nên gây gián đoạn. Những người mới học nên chia thành những động tác đơn để tập luyện thì mới nắm được động tác. Ðiều quan trọng là khi hiểu được động tác rồi phải biết diễn luyện liên tục từ thức này sang thức khác, không một lúc nào ngưng nghỉ.

2. Khi thực hiện các động tác, cái gọi là kình có thể gián đoạn nhưng ý thì không được gián đoạn. Ý bất đoạn chính là tinh thần thủy chung quán chủ, không một sát-na nào không quán chủ. Chổ nào ý cần phải đến, phải thực sự đưa ý đến hẳn hoi. Muốn nắm được điểm tâm lý này cần phải để tâm nghiên cứu.

Q.B (Sưu tầm)

Nguồn: Maxreading