Câu và kích: Vũ khí cổ đại với sức mạnh tiềm ẩn

Trong số các loại binh khí đã giới thiêu đến các bạn ở những số trước đều là những loại Vũ khí dùng trong võ thuật khá phổ biến. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu một số vũ khí hiện nay vẫn còn được luyện tập tại một số Võ đường ở Trung Quốc, nhưng có lẽ không được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Trước đây, bản thân tôi cũng hay xuất hiện câu hỏi: Câu có nằm trong hệ Kiếm không? Ngô Câu Kiếm trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là thế nào? Câu Liêm trong truyện Thủy Hử hay dùng để chống lại quân Kỵ mã là loại nào? Tất cả các câu hỏi sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

Câu (hay gọi là Hổ đầu Câu). Theo thiết kế Câu thời cổ có Thân Câu giống như Thân Giản (hình tứ giác có 4 mặt hơi lõm vào trong). Thuộc nhóm song vũ khí. Gồm 13 vị trí:

  1. Chuôi câu
  2. Mũi Câu
  3. Cụm móc Câu
  4. Sống thân Câu
  5. Lưỡi Câu
  6. Lưỡi lung Câu
  7. Nguyệt Nha
  8. Lưng nguyệt nha
  9. Mũi Nguyệt Nha
  10. Thanh ngang
  11. Cán Câu
  12. Mũi Khoan
  13. Mũi cán Câu

Phương pháp chiến đấu luyện tập gồm: Ôm, dắt, ép, gảy, đâm, múa (hoa). Có thể đơn luyện hoặc song luyện.

Lưu ý:

  1. Ngô Câu là tên của người đã sáng chế ra Câu, ông là người thời Xuân Thu Chiến Quốc
  2. Câu Liêm phải gọi bằng tên đầy đủ là Câu Liêm Thương; Câu Liêm Thương là biến thể của Kích và Kích chính là biến thể của Câu xoay ngược. Đến thời Tống, Câu Liêm Thương được phát triển cực thịnh và thuộc hệ Thương; Từ Ninh chính là chiến tướng trong truyện Thuỷ Hử sử dựng Câu Liêm Thương.
  3. Câu Liêm Xích: là biến thể của Câu, Câu Liêm.

Kích
  Vũ khí dài và thuộc nhóm vũ khí cổ đại. Đầu kích được hợp thành từ Nguyệt Nha, Đầu mâu và Thanh ngang. Thanh ngang có chiều dài khoảng 6,6 cm, dùng để nối nguyệt nha với đầu mâu. Đầu mâu phải hơi cao so với mũi của Nguyệt nha. Cán Kích do thân Cán và đuôi cán (có mũi nhọn) hợp thành, tổng chiều dài của Kích không quá 264 cm. Nếu có thêm Nguyệt nha xuất hiện ở phía đối diện với Nguyệt nha có sẵn trên đầu Mâu thì sẽ được gọi là “Song Diện Kích”, Đầu Kích của “Phương Thiên Hoạ Kích” dài khoảng 52cm, cán Kích dài khoảng 190 cm, tổng chiều dài của Phương Thiên Hoạ Kích khoảng 244cm. Kích được chia thành: Đơn Kích cán dài và Song Kích cán ngắn. Thời cổ Đầu Kích được chế tạo bằng Đồng xanh, sau này được đổi thành Sắt.

45

Tam anh chiến lữ bố

Nguyễn Hùng Thái