Sự khác biệt giữa Tonfa truyền thống và hiện đại

Tonfa là một trong số rất ít vũ khí cổ điển vẫn còn được sử dụng phổ biến trong bối cảnh ngày nay.

Ngô Kinh sử dụng Tonfa điệu nghệ trong Sát Phá Lang 2

Cảnh sát sử dụng Tonfa như thế nào?

Tonfa vốn là vũ khí cổ điển của Okinawa Karate. Theo các sử liệu đáng tin cây, người dân đảo Okinawa xưa trong thời kì bị đô hộ không được phép sử dụng các công cụ sắc nhọn. Vì thế, họ phải sử dụng các nông cụ như Sai (chĩa cá), bo (gậy dài, đòn gánh), nunchaku (gậy đập lúa), kama (liềm) và tonfa (cán cối) để làm vũ khí. Tonfa cổ điển được làm bằng gỗ, có cạnh khác nhau đảm nhiệm những thao tác như cầm mắm, đấm, móc kéo, gạt đỡ…

Bên cạnh Tonfa cổ điển của Nhật Bản, trong kho tàng võ thuật Trung Hoa cũng có một vũ khí tương tự với tên gọi Thiết quải. Tuy có hình dáng tương đối giống Tonfa, Thiết quải được lấy ý tưởng từ chiếc nạng, chế tạo bằng kim loại và đôi khi vát nhọn ở hai đầu để tăng sát thương cho các đòn đâm – đấm.

Có rất nhiều vũ khí cổ điển chỉ còn nằm lại trong… viện bảo tàng hoặc được giảng dạy như một phần kỹ thuật truyền thống của các môn võ. Tonfa không nằm trong danh sách đó. Được lưu truyền cùng bộ môn Karate đến những mảnh đất mới, những nền võ thuật năng động và không ngừng thay đổi, Tonfa hòa thân vào hình hài hiện đại: Tonfa cảnh sát (tonfa police, police baton).

Tonfa truyền thống của Karate.

Karate đã từng là một trong những môn võ gây ảnh hưởng lớn nhất tại Âu – Mỹ thế kỷ trước. Các lực lượng an ninh như cảnh sát, quân đội tập luyện Karate như một cách để hoàn thiện khả năng chiến đấu. Sau khi được giới thiệu tập luyện Tonfa, ngay lập tức họ nhận ra đây chính là thứ vũ khí họ cần.

Thứ nhất, Tonfa không gây chấn thương quá nguy hiểm. Việc trấn áp tội phạm đòi hỏi lực lượng an ninh phải ra đòn mạnh tay nhưng không được gây ra những thương tích nguy hiểm tính mạng. Các loại gậy vì thế được sử dụng thay vì dao găm hay súng đạn.

Thứ hai, Tonfa có khả năng công thủ toàn diện. Tonfa truyền thống vốn là vũ khí giúp cho các võ sinh có thể gạt, chặn đỡ đòn tấn công (thậm chí bằng vũ khí) của đối thủ và trả đòn nhanh chóng. Đây là lý do khiến cho Tonfa đặc biệt được các lực lượng an ninh “yêu thích”. Tonfa có lối sử dụng tương đối phức tạp, nhưng lại dễ dàng thành tạo các kỹ thuật tối cơ bản. Khi đối đầu với các tội phạm sử dụng gậy gộc, Tonfa luôn là lựa chọn tối ưu của cảnh sát chống bạo động. Cách cầm Tonfa cũng khiến cổ tay người sử dụng thoải mái hơn rất nhiều so với việc cầm gậy.

Tonfa hiện đại.

Đó là lý do vì sao các lực lượng an ninh Âu – Mỹ nhanh chóng thiết kế ra loại Tonfa riêng cho riêng mình. Dĩ nhiên, sự khác biệt trong cấu tạo cũng tạo nên nhiều thay đổi trong cách thức sử dụng.

TONFA TRUYỀN THỐNG

Chất liệu: Gỗ. Tonfa Nhật Bản truyền thống hiếm khi được làm bởi kim loại.

Kích thước: Phụ thuộc vào chiều dài cẳng tay người sử dụng.

Cách dùng: Thường được dùng theo cặp.

Hệ thống kỹ thuật: 

Chất liệu

Kích thước

Sử dụng 

Hệ thống kỹ thuật: Thích hợp với lối đánh chặn – phản đòn; sử dụng các kỹ thuật đâm, đấm, đập, quất, móc…

[jwplayer player=”1″ mediaid=”113954″]

TONFA CẢNH SÁT NGÀY NAY

Chất liệu: Nhựa tổng  hợp, đôi khi có lõi thép.

Kích thước: Kích thước cố định để tiện sản xuất hàng loạt.

Cách dùng: Thường được sử dụng một cây đơn lẻ. Tay còn lại có thể sử dụng kết hợp nhiều động tác bẻ, khóa hoặc các thao tác trấn áp khác.

Hệ thống kỹ thuật: Có thêm hệ thống kỹ thuật khống chế, bẻ khóa.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”113953″]