Vì sao mũi là mục tiêu tấn công phù hợp khi tự vệ?

Có rất nhiều vị trí trên cơ thể con người có thể bị chọn làm mục tiêu tấn công, nhưng không phải mục tiêu nào cũng phù hợp trong tự vệ.

Áp dụng Taekwondo vào tự vệ chống dao, tại sao không?

Tự vệ nữ giới khi bị ôm từ phía sau cùng Angela Lee

Nên nhớ, bạn thường là người yếu thế trong khi tự vệ. Một số vị trí như mạng sườn, cằm, chấn thủy…tưởng chừng yếu ớt trên võ đài đối kháng nhưng đó là dưới góc nhìn của những võ sĩ chuyên nghiệp với khả năng thể chất vượt trội. Nếu bạn là một người bình thường, việc tấn công những vị trí này chỉ khiến bạn gặp thêm rắc rối khi chọc điên đối thủ.

Trong khi đó, có một số điểm yếu có thể khiến đối thủ “tắt điện” ngay lập tức và tạo nhiều lợi thế cho việc trốn chạy (cần hiểu rằng “tự vệ” là thoát khỏi tình huống nguy hiểm, không nhất thiết phải đối đầu hoàn toàn với tên côn đồ. Mũi là một ví dụ thú vị. Việc chọn tấn công vào mũi bằng lòn bàn tay mở, đẩy xốc thẳng từ dưới lên mũi có nhiều ưu điểm như:

  • Khiến đối thủ bị chảy nước mắt do cơ chế sinh học tự nhiên. Đây là lợi thế rất lớn để bạn tiếp tục chống trả và tẩu thoát.
  • Dễ tấn công bất ngờ.
  • Tấn công bằng lòng bàn tay mở rộng có tỷ lệ chính xác cao hơn các đòn đánh phức tạp khác.
  • Gây cơn đau dữ dội.

Có thể thấy, đòn đẩy thẳng vào mũi là một trong những kỹ thuật hiệu quả và thích hợp nhất để mở đầu chuỗi chống cự. Nếu so sánh với võ đài, đòn đẩy mũi chỉ có thể được ví như “tiểu xảo”. Tuy nhiên, nó lại cung cấp điều kiện hoàn hảo cho tự vệ đường phố: Làm “mù” đối thủ.

Phạm Vũ