Tuyệt kỹ Kyokushin – cú đá Do Mawashi

Mang chút hơi hướm của đòn Wheel Kick thường thấy trong Kickboxing, Taekwondo… cú Do Mawashi có sự cải tiến về kĩ thuật, khiến nó trở nên hiểm hóc hơn, khó đoán hơn và uy lực cũng được gia tăng đáng kể.

Không đấm mặt, vì sao Kyokushin vẫn tàn khốc nhất làng Karate

Andy Hug – linh hồn Kyokushin trên sàn đấu Kickboxing

Những ưu điểm vượt trội này khiến cú Do Mawashi không chỉ được ưa chuộng trong Kyokushin Karate mà còn dần dần xuất hiện trên sàn đấu các bộ môn khác. Do Mawashi cũng đồng thời được xem như một trong những cú đá khó, ảo diệu và ngoạn mục đặc trưng của Kyokushin Karate. Không chỉ xuất hiện trên sàn đấu, hầu như bất cứ phim, truyện tranh nào nhắc đến bộ môn Kyokushin đều xuất hiện cú đá “đặc sản” này.

Tư thế của đòn này khiến cho đối thủ rất khó có thể trả đòn ngay lập tức, hầu hết các cú đòn bung ra đều chỉ trúng vào lưng người đang thực hiện cú Do Mawashi. Những ưu điểm vượt trội này khiến cú Do Mawashi không chỉ được ưa chuộng trong Kyokushin Karate mà còn dần dần xuất hiện trên sàn đấu các bộ môn khác. Riêng trong Kyokushin, Do Mawashi là “thủ phạm” chiếm tỉ lệ gây Knock out khá cao.

Tuy cú đá này xuất hiện trong nhiều môn võ, nhưng nó thực sự “thăng hoa” trong luật thi đấu của Kyokushin. Theo luật này, các võ sĩ không được phép đấm vào mặt, nhưng lại cho phép dùng đòn đá. Đó là lí do khiến các võ sĩ Kyokushin có đôi cánh tay hết sức “trâu bò” để chặn đỡ các đòn đấm vào ngực, hay các cú đá vòng cầu từ mặt đất lên vùng mặt.

Cú Do Mawashi không như các đòn đá bình thường khác. Nó không đến từ mặt đất, mà ngược lại, nó gần như bổ thằng từ phía trên xuống đầu “nạn nhân”, khiến cho đôi tay gạt đỡ của Kyokushin gần như bị vô hiệu hóa, trong khi người ra đòn gần như an toàn trước mọi phương án phản công của đối thủ.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106825″]

Phạm Vũ