Bí ẩn – mãnh tướng Triệu Tử Long là nữ cải nam trang?

Dựa trên một số chi tiết trong Tam Quốc và các sử liệu khác, có giả thuyết động trời cho rằng: Danh tướng Thục Hán Triệu Tử Long… là một “nữ tướng quân”.

Lữ Bố: “Gia nô 3 họ” hay là Tam Quốc chiến thần?

Hà Gia Kính: Triển Chiêu ngày ấy, bây giờ ra sao?

Tháng 3/2005, một nhóm khảo cổ Trung Quốc nghiên cứu mộ của lãnh chúa Tam Quốc Lưu Bị và phát hiện được một số văn vật thời kỳ cuối triều Đông Hán.

Trong số văn vật được khai quật, có một cổ vật được cho là “nhật ký” của Lưu Bị.

Có nguồn tin cho rằng, cuốn “sổ tay” này đã hé mở một bí mật động trời, qua đó, các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết khó tin: Danh tướng Tam Quốc Triệu Vân thực tế là “nữ cải nam trang”.

Một bài viết đăng trên website lishi.net tiết lộ, nội dung trong cổ vật tìm được cho thấy Lưu Bị từng nhiều lần thảo luận cùng quân sư Gia Cát Lượng về vấn đề “danh phận của Triệu Vân”.

Mặc dù nội dung chi tiết trong văn vật trên không được công bố rộng rãi, song các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông qua phân tích một số sự kiện và chi tiết trong sử liệu Tam Quốc, để đi tìm lời giải cho nghi vấn về… giới tính của Triệu Tử Long.

Giả thuyết “nữ Triệu Vân”

0e44fb63151a0d2e847372e9d3895a5b-1419416243498
Triệu Vân trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” là nhân vật “khôi ngô tuấn tú, mày râu nhẵn nhụi”

Thứ nhất, Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường.

Tuy nhiên, suốt 18 năm rong ruổi, từ Giới Kiều tới dốc Trường Bản, và sau đó là những lần cùng Lưu Bị, Gia Cát Lượng tới Đông Ngô, nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”.

Thứ hai, trong trận đánh tại dốc Trường Bản, Lưu Bị đã đành lòng bỏ lại vợ con, duy chỉ có Triệu Vân đơn thương độc mã cứu ấu chúa A Đẩu.

Đáng chú ý là, theo nhiều tài liệu ghi lại, A Đẩu khi đó không những không khóc, mà ngược lại ngủ rất say.

Điều này khiến nhiều người không khỏi hoài nghi Triệu Vân mang chút gì đó “bản năng người mẹ”, đặc biệt là trong thời đại mà việc một “nam tử Hán đại trượng phu” có thể dỗ dành trẻ nhỏ gần như là… bất khả thi.

Thứ ba, Triệu Tử Long cứu được A Đẩu về cho Lưu Bị, nhưng phản ứng của Lưu là – “Một đứa trẻ suýt khiến ta mất một đại tướng!”.

Mặc dù đa phần quan điểm cho rằng Lưu Bị đơn thuần muốn đề cao và khen ngợi Triệu Vân, nhưng cũng có ý kiến “bẻ lái” sự việc trên thành “Lưu Bị muốn thể hiện cho Triệu Vân thấy giá trị của Vân trong lòng mình”.

Thứ tư, có một chi tiết “đáng ngờ” khác, đó tình tiết chia tay giữa Lưu Bị – Triệu Vân sau chiến dịch Bắc Hải.

Sách Tam Quốc Chí có đoạn viết – “Bị cầm tay Vân, hai người lưu luyến không dứt”.

Nhiều ý kiến đã dựa vào chi tiết có phần “lãng mạn” trên để nêu ra nghi ngờ rằng Triệu Vân là một… đại mỹ nhân.

Thứ năm, Triệu Vân không muốn kết hôn.

Triệu Phạm từng muốn giới thiệu người chị dâu “góa phụ”cho Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị.

Thậm chí, có quan điểm cho rằng, Lưu Bị và Gia Cát Lượng biết rõ việc Triệu Vân “nữ cải nam trang”, cho nên Lưu mới thu xếp để Vân “bảo vệ vợ con”.

gia-thuyet-thuong-son-trieu-tu-long-la-nu-tuong
Triệu Vân cứu ấu chúa A Đẩu

Quan hệ giữa Triệu Vân và… Lưu Bị?

Thứ sáu, một thực tế được ghi nhận, đó là Triệu Tử Long có bản lĩnh cao cường, trung thành với Lưu Bị và lập được nhiều chiến công.

Tuy nhiên, mặc dù được mệnh danh là một trong “ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán, nhưng Triệu Tử Long hiếm khi được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trao trọng trách thống lĩnh ba quân.

Triệu Vân chưa từng được nắm chức Thái thú một thành, mà chỉ theo chân Lưu Bị “như một vệ sĩ riêng”.

Nếu nói Triệu Vân không được nắm quyền lớn do thiếu tín nhiệm, thì không hợp logic với việc Lưu Bị trao sự an toàn của cả “Hoàng thất” vào tay Triệu Vân.

Nếu cho rằng Triệu Vân không có tài trí mưu lược, thì trái ngược với tuyên bố của Lưu Bị rằng “toàn thân Triệu Vân đều là can đảm”.

Như vậy, việc Triệu Vân không được trọng dụng trong lực lượng Thục Hán chỉ có thể giải thích rằng nội bộ Thục có mâu thuẫn, hoặc giả thuyết “to gan” hơn: Lưu Bị không muốn để “người phụ nữ của mình” mạo hiểm nơi chiến trường.

Một điểm nghi vấn khác, đó là cuộc đối đầu tại dốc Trường Bản, Tào Tháo đã hạ lệnh “không được bắn tên” mà chỉ muốn “bắt sống Triệu Vân”.

Xét theo tính cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm Bối, Trần Cung, hay võ tướng Nhan Lương, Văn Xú, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo giết thẳng tay. Điều gì khiến Triệu Vân trở thành ngoại lệ?

Khi Lưu Bị sắc phong Thục Hán “ngũ hổ thượng tướng”, Quan Vũ từng nổi trận lôi đình, tỏ ra phẫn nộ khi phải… đứng ngang hàng với “tướng già” Hoàng Trung.

Tuy nhiên, trong thời gian ở trong quân Tào Tháo, Quan Vân Trường từng “khiêm tốn” rằng bản thân không bằng Trương Phi.

Có bình luận rằng, một nhân vật “khiêm tốn” như Quan Vũ có lẽ nào lại nổi cơn thịnh nộ vì một “đồng nghiệp già”?

Nghi vấn lại được đưa ra rằng, Quan Công không chấp nhận… làm đồng đội với phụ nữ.

gia-thuyet-thuong-son-trieu-tu-long-la-nu-tuong (1)
Giả thuyết bất ngờ: Quan Vũ tức giận vì… không muốn chung hàng ngũ với “nữ Triệu Vân”?

Giả thuyết bất ngờ: Quan Vũ tức giận vì… không muốn chung hàng ngũ với “nữ Triệu Vân”?

Giả thuyết cho rằng quan hệ “đặc thù” giữa Lưu Bị – Triệu Vân khiến Vân dám làm những việc mà người khác không dám.

Là một võ tướng, song Triệu Vân có thể can thiệp vào “chuyện nhà” Lưu Bị.

Thậm chí, Triệu Vân từng “rút kiếm chỉ vào Tôn phu nhân (Tôn Thượng Hương – em gái Tôn Quyền)” “suýt ép Tôn phu nhân nhảy sông”.

Những hành động “vượt ngoài quy tắc quân – thần” của Triệu Tử Long khiến những người ủng hộ giả thuyết “nữ Triệu Vân” càng tin chắc vào “mối quan hệ bất thường” giữa Vân và Lưu Bị.

Xung quanh cái chết của Triệu Tử Long cũng có nhiều nghi vấn. Có quan điểm cho rằng, Triệu Vân bị phu nhân của mình dùng “tú hoa trâm” đâm chết.

Giả thuyết “nữ Triệu Vân” phân tích rằng, Triệu Vân buộc phải lấy vợ và nhận con nuôi để… che mắt thiên hạ. Điều này đã khiến “Triệu phu nhân” tức giận vì bị “lừa gạt cả đời”.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, nếu giả thuyết thú vị về thân thế Triệu Vân được chứng thực, thì danh tướng này có thể được so sánh với Thánh nữ Jeanne d’Arc – anh hùng dân tộc Pháp.

Trong thời đại phong kiến, bọn họ đều buộc phải “nữ cải nam trang”, sử dụng thân phận nam giới để né tránh sự bài xích của xã hội.

120926182622251-1419416238506-0-0-294-576-crop-1419416318014

Dù sao, giả thuyết vẫn là giải thuyết, và Thường Sơn Triệu Tử Long vẫn luôn là một chủ đề đầy sức hút đối người đọc Tam Quốc tranh luận trong suốt 2.000 năm qua.

theo Trí Thức Trẻ