Chuyện về 2 vị sư Sài Gòn đánh chết cọp giữa ngày Tết

Đó là hai nhà sư trẻ Sài Gòn, đánh cọp ngay trên đất Sài Gòn và một một trong số đó đã được người dân lập đền thờ ngay nơi họ đánh cọp – giữa mặt tiền một con đường trung tâm Sài Gòn hiện nay.

Giai thoại về thanh kiếm bí ẩn nhất thế giới
Danh tướng Nguyễn Xí và đàn chó chiến độc nhất vô nhị

Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) viết: “Mùa xuân năm Canh Dần 1770 đời vua Duệ Tông có con cọp dữ vào nhà người dân ở phía nam chợ Tân Kiểng, hai nhà sư Hồng Ân và Trí Năng đã diệt được cọp”.

Dân gian truyền nhau cụ thể hơn nhiều. Người ta kể rằng vào ngày 25 tháng Giêng năm Canh Dần (1770), đời Duệ Tông (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần), có con cọp dữ vào nhà dân ở phía nam chợ Tân Kiểng.

Đình Tân Kiểng xưa, nơi diễn ra trận đánh cọp của hai vị sư Sài Gòn mùa xuân 1770

Con cọp gầm rống rất dữ, hại ba mạng người khiến dân quanh vùng đều hoảng sợ, báo quan quân để vây bắt ác thú. Tuy nhiên, sau khi phải triệt hạ nhiều nhà cửa, làm nhiều lớp hàng rào bao quanh, quan quân địa phương vẫn chưa hạ được cọp dữ.

Qua ngày thứ ba, có nhà sư là trẻ Hồng Ân cùng đồ đệ là Trí Năng tu ở ngôi chùa ở bìa làng đã xin vào đánh cọp. Hồng Ân cùng cọp quần thảo một hồi. Cọp bị côn đánh rát quá, nhảy núp vào lùm tre.

Hồng Ân đuổi nà theo, cọp bị dồn ngặt nên cự trở lại với Hồng Ân. Hồng Ân lui chân té xuống mương nhỏ, bị cọp tát thọ thương. Trí Năng tiếp tay đánh trúng đầu, cọp chết dưới làn côn, nhưng Hồng Ân bị thương nặng nên cũng mất liền khi ấy.

Người ở chợ Tân Kiểng cảm nghĩa đem xác Hồng Ân chôn tại chỗ đấy rồi xây tháp. Tháp của nhà sư nay đã không còn, chỉ còn lại bài vị “Cậu Ân” (tức Hồng Ân) được thờ trong đình Tân Kiểng (hiện ở số 718 Trần Hưng Đạo, Q. 5, Sài Gòn).

Đình Tân Kiểng ngày nay

Người dân vùng Tân Kiểng còn cho biết thêm rằng, theo lời kể của sư Trí Năng thì võ thuật của hai nhà sư đánh cọp là võ Việt. Người Sài Gòn đã từng kế thừa võ Việt xuất sắc.

Nguồn: Võ sư Hồ Tường