Lý Liên Kiệt: Từ cậu bé ẻo lả trở thành thiên tài võ thuật

Có những lúc Lý Liên Kiệt đã phải luyện tập 2 ngày ngoài trời với chiếc chân gãy mà không dám hé răng nửa lời.

>>> Cuộc chiến nảy lửa giữa Lý Liên Kiệt và Ngô Kinh

Sau thời đại của Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt trở thành một trong hai ngôi sao võ thuật Trung Quốc sáng chói cùng với Thành Long. Tên tuổi của anh đã trở thành niềm say mê của công chúng yêu điện ảnh và võ thuật trên toàn thế giới. Nhưng ít ai biết con đường tới đỉnh vinh quang của tài tử này gặp không ít cay đắng và chông gai.

Lý Liên Kiệt cất tiếng khóc chào đời vào ngày 26/4/1963 tại Bắc Kinh trong một gia đình toàn các chị gái. Là con trai út trong nhà nên Lý rất được cưng chiều.

Năm lên 2 tuổi, cha của Lý Liên Kiệt vĩnh viễn ra đi bỏ lại gia đình vốn đã khó nay lại càng khó hơn. Vì thể trạng gầy còm, ẻo lả lại hay ốm vặt nên mẹ Lý không bao giờ cho phép con đi bơi hay đi xe đạp. Trong khi đám trẻ cùng trang lứa được tung tăng chơi đùa trên hè phố, thả sức bơi lội, trượt băng… cậu bé nhút nhát này vẫn phải ru rú trong xó nhà. Mẹ Lý không cho phép và cậu thường không bao giờ lén lút làm những điều đó sau lưng mẹ.

d7ff321a56d2c885ebd6541342393c26

Sau này, nhớ lại quãng thời gian đó, Lý Liên Kiệt nói: “Gia đình tôi rất nghèo. Khi tôi vừa 2 tuổi, cha tôi đã qua đời vì lao động nặng nhọc. Chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi 10 tệ 1 tháng/mỗi đứa con. Và mẹ đã nuôi anh chị em tôi khôn lớn. Vì thế, từ bé tôi đã biết phải lao động thế nào, kiếm tiền ra sao để giúp mẹ”.

Thế nhưng, ngay từ mùa hè năm 1971, khi mới 8 tuổi, Lý Liên Kiệt đã được làm quen với võ thuật. Lý cùng học một sư phụ với Chung Tử Đơn. Chẳng ai ngờ, từ mối lương duyên tình cờ này, về sau kungfu gắn bó với Lý như một định mệnh. Trong tháng nghỉ hè, vì không muốn học sinh lêu lổng, nhà trường đã gửi tất cả vào trường Thể dục thể thao Bắc Kinh. Lý Liên Kiệt bị thầy giáo bắt học học wushu dù cậu chẳng biết đó là cái gì.jet1_826cb

Khi năm học mới bắt đầu, gần 1.000 học sinh học wushu bị trượt vỏ chuối, chỉ có 20 em (trong đó có Lý) vượt qua thử thách và được mời đến luyện võ mỗi chiều sau giờ học. Điều đáng tự hào hơn là chỉ có duy nhất Lý Liên Kiệt đang học lớp 1.

Kể từ đó, Lý phải sinh hoạt theo một thời gian cực kỳ khắc nghiệt. Mùa đông đến, bạn bè được nằm trong chăn ấm nệm êm, Lý vẫn phải luyện tập ngoài trời trong cái rét cắt da cắt thịt của Bắc Kinh. Bàn tay của cậu thường xuyên bị cóng và trầy xước. Nhưng nếu đấm không đủ mạnh để phát ra tiếng vút vút, cậu sẽ bị mắng té tát. Còn nếu phát ra được tiếng động thì cả cơ thể đau đớn đến tột cùng. Đã có lúc, Lý Liên Kiệt cảm thấy nản chí về con đường mà mình đã chọn.

Năm 9 tuổi, Lý Liên Kiệt tham gia vào Đại hội võ thuật toàn năng Trung Quốc lần thứ nhất. Đây là cuộc thi hội tụ đông đủ các cao thủ võ lâm toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Lý đi xa nên mẹ cậu lo lắng đến độ đau tim. Buổi sáng trước khi xuất hành, mẹ cậu khóc như mưa khiến con trai nản lòng và định không đi nữa. Nhưng cuối cùng Lý cũng dứt áo ra đi. Không nằm ngoài dự đoán, Lý ngay lập tức đạt giải quán quân ở nội dung biểu diễn.

Kể từ sau lần vô địch đầu tiên, Lý Liên Kiệt được triệu tập vào Học viện thể thao Bắc Kinh và chuyển hẳn sang luyện tập võ thuật. Một ngày 8 tiếng, một tuần 6 buổi, cậu bé chỉ được về nhà vào tối thứ 7 và quay lại trường vào tối chủ nhật. Điều duy nhất mà Lý có thể diễn tả về việc tập luyện của anh là “cay đắng”, gần như quá sức chịu đựng của con người. Ngay cả khi gặp tai nạn cũng không được phép nghỉ tập.

k9

Lý Liên Kiệt kể lại: Đừng dại dột mà than phiền về chấn thương của mình. Bởi như thế, HLV sẽ bắt người đó phải tập một khối lượng bài tập mới khắc nghiệt hơn để anh ta không bao giờ dám mở mồm nữa. Chẳng hạn, có học sinh bảo với thầy giáo rằng cậu ta bị đau tay. Thầy giáo liền đáp: “Hừm, cậu được đấy. Cậu không nên tập tay quá sức. Thế thì sao lại không tập chân nhỉ?”. Thế là ngay lập tức học sinh này phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn.

Các học sinh vì thế thường phải bấm bụng chịu đựng, không dám hé răng một lời nào. Một hôm, sau khi về thăm nhà, Lý trở lại trường với đôi chân tập tễnh. HLV bắt cậu tập bài tập ở phần cơ thể phía trên. Bỗng một giáo viên khác đến thăm lớp và bảo với HLV: “Có lẽ anh nên đứa cậu bé này vào bệnh viện. Có vẻ chấn thương rất nghiêm trọng”.

Kết quả chụp X quang cho thấy Lý đã bị gãy xương. Thế mà cậu đã phải tập luyện với chiếc chân gãy hai ngày trời vì không dám nói chuyện với ai. Đó là chấn thương nghiêm trọng đầu tiên của cậu.

Thế nhưng, bù lại chuỗi ngày gian khổ đó, cậu bé đã liên tiếp giật thêm 4 chức vô địch biểu diễn Giải võ thuật toàn năng và trở thành hiện tượng hiếm có của nền thể thao Trung Quốc thời điểm đó.

Theo Đức Xuân/Người đưa tin