Vì sao Lý Tiểu Long căm thù người Nhật?

Sau khi sinh ra tại California và được hưởng đặc ân là nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ, hai tháng sau Lý Hải Tuyền và Grace đưa Lý Tiểu Long trở về quê nhà Hồng Kông.

Lý Tiểu Long: Đứa trẻ bị ác thần săn đuổi

4 võ sư vượt tài Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt trên màn ảnh

Đứa bé được đưa về nơi tổ ấm của gia đình là ngôi nhà số 218 phố Nathan, Cửu Long và trải qua những ngày thơ ấu tại đây. Ngôi nhà đối diện với một công viên nhỏ bị biến thành Tổng Hành Dinh của quân đội chiếm đóng Nhật Bản.

Lý Tiểu Long và những vai diễn đầu đời.
Lý Tiểu Long khi còn nhỏ đã biết dơ nắm đấm và la lối dữ dội khi thấy binh sĩ Nhật đi qua trên phố.

Ngày 8 tháng 12 năm 1941 tức hơn 10 ngày sau khi Lý Tiểu Long đầy năm, quân đội Nhật Bản tấn công Hồng Kông. Cha của Lý Tiểu Long, ông Lý Hải Tuyền chết hụt trong cuộc xâm lăng của quân Nhật. Một trái bom xuyên phá qua nóc nhà, bay ngang người ông với khoảng cách vài tấc. Trái bom này không bao giờ nổ, nhưng đà rơi của nó vẫn đủ hất văng người bạn của Lý Hải Tuyền lọt qua sàn nhà, rơi xuống tầng hầm, chết bẹp dí. Đây là câu chuyện mà sau này Lý Tiểu Long được nghe kể lại và sẽ không quên về những gì mà người Nhật mang tới cho quê hương anh.

Theo những tài liệu chính thức, trong thời gian khoảng gần 4 năm sống dưới ách thống trị của quân đội Nhật Bản, tại Hồn Kông có tới 230 ngàn người Trung Hoa bị thiệt mạng. Lý Tiểu Long còn quá nhỏ để biết về những cái chết này, nhưng dù vậy ảnh hưởng của việc đất nước bị chiếm đóng vẫn không thể không lưu dấu trong cuộc sống của anh từ những ngày đó.

Cuộc đời ngắn ngủi của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long đã để lại nhiều bài học sâu sắc cho nhiều bạn trẻ, thậm chí trở thành kim chỉ nam cho hành động của người hâm mộ.
Cuộc đời ngắn ngủi của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long đã để lại nhiều bài học sâu sắc cho nhiều bạn trẻ, thậm chí trở thành kim chỉ nam cho hành động của người hâm mộ.

Ngôi nhà của Lý Hải Tuyền đối diện ngay Tổng Hành Dinh của quân đội chiếm đóng nên những hình ảnh đầu tiên in vào trí nhớ Lý Tiểu Long chính là những hoạt động của quân đội Nhật Bản. Kể từ khi bước vào tháng tuổi thứ 13 cho đến khi lên 5 tuổi, Lý Tiểu Long luôn đối diện với hình ảnh các binh sĩ Nhật nghênh ngang đi lại trên đường phố Hồng Kông. Cùng với những hình ảnh đó là tiếng động cơ gầm rú của hàng loạt máy bay Nhật bay lượn trên đầu từ ngày này qua ngày khác. Người ta không thể ghi nhận chắc chắn về các tác động của những hình ảnh trên trong óc của một đứa trẻ, nhưng mọi người đều nhớ là Lý Tiểu Long đã có một thói quen ngay tư thuở đó. Mỗi lần thấy một chiếc máy bay Nhật bay ngang trên đầu hoặc thấy các binh sĩ Nhật đi lại ồn ào trên đường phố là cậu bé vung nắm đấm và la lối dữ dội.

Không ai muốn  gán những động tác quen thuộc này của Lý Tiểu Long một ý nghĩa nào. Chỉ mãi về sau, khi Lý Tiểu Long trưởng thành và thường tỏ ra khó chịu với người Nhật, nhiều người mới cho rằng những động tác thường có thuở thơ ấu của anh đã biểu lộ một nỗi phẫn hận hầu như có nơi mỗi người Trung Hoa, không phải chỉ riêng với người Nhật mà với nhiều người ngoại quốc khác, cụ thể là người Anh và người Nhật. Nhưng một số người khác không dừng lại ở thái độ này. Đây là những người tương đối tỉnh táo hơn trong suy luận đã không trút hoàn toàn trách nhiệm cho những kẻ thù về sự thoái hóa của xã hội Trung Hoa. Trong khi nhìn nhận sự tác hại của ngoại bang đối với xã hội Trung Hoa, những người này còn nhìn thấy chính con người Trung Hoa đã đóng một vai trò không nhỏ kìm hãm đất nước ở trong vòng nghèo đói, lạc hậu. Lý Tiểu Long đứng bên những người này. Vì thế, nhiều người ngỡ ngàng không ít trước thái độ mà Lý Tiểu Long bày tỏ.

Niềm tự hào là một người Trung Hoa khiến Lý Tiểu Long không dè dặt khi có dịp khiêu khích người Nhật, kể cả khi anh xuất hiện trên màn ảnh. Nhưng, anh không quên sự bất lực của chính dân tộc mình trước ngoại bang và liền ngay sau đó đã buông ra những lời diễu cợt cay độc đối với lề lối cổ hũ lỗi thời của người Trung Hoa. Thành ra, ngọn lửa sáng mà anh vừa thắp lên trong lòng mọi người thì cũng chính anh lại ra tay dập đi một cách quyết liệt.  Thái độ của Lý Tiểu Long làm nhiều người ngơ ngẩn, khó chịu, nhất là khi anh trở thành một nhân vật nổi danh với những đám đông ngưỡng mộ cuồng nhiệt. Những người này khó có thể quên được một lời tuyên bố công khai của Lý Tiểu Long về nghề may tại Hồng Kông. Vào dịp đó, Lý Tiểu Long đã nói:

  • Nếu cần sắm một bộ đồ mới, tôi sẽ bay sang New York chứ không mất công đặt may ở đây.

Ít nhất thì đối với hơn 10 ngàn thợ may ở Hồng Kông, đây không phải là một lời nói của một người có lòng với đất nước.

Nhưng, Lý Tiểu Long đã nói như thế và trong con người anh, ngọn lửa tự hào về nguồn gốc Trung Hoa vẫn bùng cao.

Nhật Vũ