Bộ môn Jiujitsu sẽ tham gia tranh tài tại ASIAD 2018

ASIAD 2018 sẽ bổ sung bộ môn Jiujitsu vào danh sách thi đấu chính thức. Đây là một trong những bước tiến lớn nhất của làng nhu thuật châu Á nói riêng, và thế giới nói chung.

Thọ Kimura và giấc mơ dang dở Brazilian Jiujitsu Việt Nam

Vì sao Nhu thuật Brazil BJJ được đánh giá độ thực chiến rất cao?

Với sự vận động và hỗ trợ tích cực của Liên đoàn Abu Dhabi’s UAEJJ (Liên đoàn Jiujitsu các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, cũng là “chủ nhà” của ADCC – giải đấu được mệnh danh “Olympic của Jiujitsu), việc ASIAD (hay còn gọi là The Asian Games) chấp nhận đưa Jiujitsu vào thi đấu không phải là bước nhảy bất ngờ, mà là một phần của tiến trình chắc chắn tiến đến mục đích đưa Jiujitsu tranh tài tại Olympic.

Jiujitsu với hình thức thi đấu có Gi (võ phục chuẩn của Jiujitsu)

Trước khi đạt được thỏa thuận với ASIAD, Abu Dhabi’s UAEJJ đã thành công khi đưa Jiujitsu mở màn tại Asian Beach Games – Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ 4 (Thái Lan, 2014), liên đoàn này tiếp tục chiến dịch đưa Nhu thuật đến với World Beach Games (Đại hội thể thao bãi biển thế giới) 2017. Và cuối cùng, như chúng ta đã biết, Jiujitsu đã nắm chắc tấm vé đến với Bali, Indonesia cho sự kiện thế thao lớn thứ nhì thế giới (chỉ sau Olympic) – ASIAD.

Là một trong những môn võ đại diện cho bộ mặt võ thuật thế giới hiện đại, Jiujitsu còn có thể trở thành môn thể thao đối kháng tuyệt vời với hệ thống kỹ thuật thực tế, khoa học, tinh tế và đòi hỏi trình độ luyện tập cao. Không chỉ là cuộc chiến của kỹ thuật và sức mạnh, những trận đấu Jiujitsu còn là cuộc cân não thực sự giữa các VĐV trong từng đòn đánh, từng chiến thuật. Jiujitsu cũng có hệ thống tính điểm hết sức công bằng, khoa học, chuẩn mực. Nếu như Judo đã được Olympic đưa vào thi đấu từ rất lâu thì Jiujitsu – thủy tổ của Judo cũng hoàn toàn xứng đáng có được điều tương tự.

Jiujitsu với thể thức nogi (không dùng võ thuật chuẩn, chỉ mặc quần áo bó sát). Thể thức này buộc các VĐV mất đi khả năng nắm giữ đối thủ bằng quần áo, mà phải dùng các kỹ năng đặc thù.

Việc Jiujitsu được đưa vào tranh tài không chỉ là cơ hội cho các môn sinh Jiujitsu nói riêng, mà là của cả làng grappling nói chung. Bởi lẽ, tùy theo luật đấu (gi hoặc no-gi) mà các bộ môn gần giống với Jiujitsu cũng có thể tham gia tranh tài như Brazilian Jiujitsu, Judo, Luta Livre, Catch Wrestling, Sambo…

Việc ASIAD chấp nhận bộ môn Jiujitsu đã khiến nhiều quốc gia châu Á có thế mạnh trong bộ môn này “rục rịch” rèn quân. Trong danh sách những đất nước có thế mạnh về Jiujitsu ở châu Á, chúng ta có thể kể đến những tên tuổi sừng sỏ như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Úc…

Hiện nay, Việt Nam đã có lực lượng VĐV Jiujitsu hoặc các môn grappling tương tự. Là một bộ môn tương đối chuyên biệt và khác lạ so với những bộ môn đã có ở Việt Nam, rất khó để các VĐV võ thuật Việt Nam ở các môn hiện nay có thể “tập huấn” để thi đấu Jiujitsu. Tuy nhiên, vì Jiujitsu là một bộ môn chưa có liên đoàn và các giải đấu ở Việt Nam, thế nên chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng đâu đó trong làng grappling Việt Nam, có thể Việt Nam đã sở hữu những nhân tài Jiujitsu, nhưng chúng ta vẫn chưa biết đến. Nếu Việt Nam muốn hòa cùng châu Á “tham chiến” tại bộ môn Jiujitsu – ASIAD 2018, việc tìm ra những nhân tố này và đào tạo ngay từ bây giờ.

Những khoảnh khắc ấn tượng tại ADCC 2015 – giải đấu được mệnh danh “Olympic của Jiujitsu)

[jwplayer player=”1″ mediaid=”93986″]

Hồ Võ