Vì sao Trung Quốc ám ảnh với ‘đường lưỡi bò’?

Chiều ngày 12-7, Tòa trọng tài Quốc tế đã bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là một đòn gián mạnh vào tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Quyết định này của Tòa án quốc tế nhận được sự đồng tình của đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đơn phương phớt lờ trước phán quyết này và phát động chỉ thị đến nhiều ngôi sao trong làng giải trí vốn có sức ảnh hưởng lớn và có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội cùng nhuộm đỏ weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc) với hình “đường lưỡi bò” kèm theo đó là dòng caption: “Trung Quốc – Một điểm cũng không thể thiếu”.

Danh sách dàn sao Hoa ngữ công khai ủng hộ “đường lưỡi bò”
Nóng! Chân Tử Đan và nhiều sao Hoa ngữ đăng status về hình lưỡi bò

“Đường lưỡi bò” hay “đường chữ U”, “đường chín đoạn”… là tên gọi chung dùng để chỉ đường quốc giới hải vực Biển Đông mà Trung Quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền. “Đường lưỡi bò” bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines,Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%. Nếu độc chiếm được những khu vực này thì nguồn lợi mà Trung Quốc thu về là cực lớn. Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của Biển Đông là lớn như thế nào cả về mặt kinh tế lẫn quân sự.

Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: CFP
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: CFP

Theo ông Bill Hayton (cực phóng viên của BBC) thì trong nội bộ Trung Quốc có thể có nhiều luồng quan điểm khác nhau về vấn đề Biển Đông, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm, đó là nước này bằng mọi cách phải sở hữu một số thực thể ở khu vực.

Về kinh tế, các tập đoàn dầu khí nhà nước có thể quan tâm đến dầu mỏ ở Biển Đông, trong khi các công ty ngư nghiệp và các địa phương ven biển lại muốn tối đa hóa sản lượng đánh bắt của mình. Về an ninh, Hayton cho rằng Trung Quốc rất quan tâm đến an ninh của các thành phố ven biển, và muốn xây dựng một vùng đệm xung quanh, cũng như đảm bảo các tuyến hảng hải tiếp tế trên biển.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua tuyên bố không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa trọng tài đối với "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương đưa ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua tuyên bố không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa trọng tài đối với “đường lưỡi bò” mà nước này đơn phương đưa ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters

Về quân sự, hải quân Trung Quốc có thể muốn che giấu hạm đội tàu ngầm của mình tại các “pháo đài” ở Biển Đông để tránh đòn tiêu diệt của các đối thủ tiềm tàng được trang bị các vũ khí chống ngầm hiện đại. Tuy nhiên, đây chưa phải là toàn bộ lý do khiến Trung Quốc khăng khăng bám lấy “đường lưỡi bò” vốn không hề tồn tại trong luật pháp quốc tế.

Theo Hayton, ngay từ thập niên 1930, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tìm cách thuyết phục người dân tin rằng họ là chủ sở hữu “duy nhất” của các hòn đảo, thực thể trên Biển Đông. Theo thời gian, tham vọng sở hữu đó được biến tướng thành “quyền làm chủ” toàn bộ vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò”.

Đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa. Ảnh: CSIS
Đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa. Ảnh: CSIS

Trung Quốc dựa vào cái gọi là “quyền lịch sử” để biện minh cho “đường lưỡi bò” và cho rằng chủ quyền của họ đối với phần lớn Biển Đông có từ thời xa xưa, nhưng các nghiên cứu của Hayton lại cho thấy điều ngược lại. Trước năm 1946, không có quan chức Trung Quốc nào đặt chân đến Trường Sa, và đường 9 đoạn được vẽ ra một cách sơ sài vào năm 1947 không hề mang ý nghĩa lịch sử nào để củng cố cho cái gọi là “quyền lịch sử” của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Khi nhìn vào lịch sử với con mắt trung lập, Biển Đông chưa bao giờ là vùng biển của riêng Trung Quốc hay của bất cứ ai, bởi nó luôn là một khu vực chung, được tất cả các nước sẻ chia lợi ích, Hayton khẳng định.

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn khăng khăng giữ tư duy “toàn bộ Biển Đông là của tôi”, Hayton cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS) không còn là công cụ trung gian để giải quyết tranh chấp, mà phải trở thành thứ vũ khí chính trị để chống lại tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

“Ngoài hiểu rõ khía cạnh lịch sử trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế phải không ngừng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh dưới góc độ chứng cứ và lập luận rằng Trung Quốc không bao giờ là kẻ sở hữu duy nhất Biển Đông, dù sách giáo khoa của họ có nói gì đi chăng nữa. Biển Đông luôn luôn là một không gian chung”, Hayton nhấn mạnh.

Hàng loạt sao Hoa ngữ "nhuộm đỏ" Weibo với "đường lưỡi bò".
Hàng loạt sao Hoa ngữ “nhuộm đỏ” Weibo với “đường lưỡi bò”.

Với phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, cùng những phân tích, nhận định của Bill Hayton thì việc Trung Quốc đơn phương áp đặt chủ quyền lên Biển Đông là hoàn toàn phi lý. Chưa kể, Trung Quốc chủ trương vận động các ngôi sao trong làng giải trí cùng nhau “nhuộm đỏ” Weibo với ngụ ý phản đối quyết định của Tòa án Quốc tế là hoàn toàn không thể chấp nhận được.  Các ngôi sao võ thuật vốn chiếm được tình cảm của số đông FAN Việt như Chân Tử Đan, Phạm Băng Băng, Dương Mịch, Triệu Vy, Hồ Ca, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Hiểu Minh, Angelabay…đều công khai hình ảnh hủng hộ ‘đường lưỡi bò’. Chính điều này đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Sức ảnh hưởng mà họ tạo ra bấy lâu nay có nguy cơ đổ vỡ cũng chỉ vì sự ngang ngược và phi lý của chính quyền Quốc dân Trung Quốc.

(Nguồn tư liệu: VnExpress)

V.Đ