3 bí mật gây tranh cãi nảy lửa trong làng võ Việt

Võ thuật Việt Nam có bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ở mỗi thời điểm, võ thuật lại sản sinh ra nhiều ngôi sao, nhiều môn phái khác nhau. Vì nhiều lý do khác nhau, có những điều đã gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng võ thuật.

Lý Tiểu Long: Nỗi ám ảnh, thành công và định mệnh ngắn ngủi
Lý giải 3 nhiệm vụ bí ẩn hơn 1000 năm của Ninja

1. CUNG LÊ CÓ PHẢI LÀ HỌC TRÒ CỦA VÕ SƯ PHI LONG?

Trong làng võ Việt, võ sư Phi Long là nhân vật gạo cội gắn liền với nhiều chiến tích ở thời điểm trước năm 1975. Ông từng thượng đài với nhiều võ sĩ mạnh trong khu vực và chưa một lần thất bại. Ông được mệnh danh là “độc cô cầu bại” trong làng võ Việt.

Điều đó không có gì đáng nói nếu như không có chi tiết ông từng truyền cho Cung Lê (võ sĩ gốc Việt) đòn hiểm (mà sau này được gọi là đòn đạp tống) giúp anh tung hoành trên khắp võ đài UFC.

Võ sư Phi Long tiết lộ rằng năm 2001, võ sĩ Lê Cung (võ sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc Việt thường gọi là Cung Lê) từng được ông chỉ điểm nhiều đòn hiểm, trong đó có đòn đạp hậu. Đến nay, võ sĩ Lê Cung vẫn sử dụng các kỹ thuật đánh này trong những lần thượng đài để hạ gục đối phương.

Võ sư Phi Long. Ảnh: Internet.
Võ sư Phi Long. Ảnh: Internet.

Thông qua các võ sĩ và đệ tử của võ sư Phi Long tại Mỹ, Lê Cung nghe kể về tiếng tăm và những kỹ thuật thượng đài của ông. Trong lần về VN, Lê Cung tìm đến võ sư Phi Long xin chỉ điểm. Khi gặp nhau, ông Long nói mình đã xem nhiều trận đấu của Lê Cung nên biết rõ sở trường, sở đoản của võ sĩ này, biết Lê Cung học được nhiều kỹ thuật đánh rất hay… Trong vòng một ngày, võ sư Phi Long chỉ điểm cho võ sĩ Lê Cung 5 đòn độc để hạ đối phương, gồm: Phản tiền chi hậu, đồng tử bái Quan Âm, liên hoàn cước, nghịch lân cước, không tâm cước.

Tuy nhiên, theo nhiều fan võ thuật, họ cho rằng đây là điều vô lý và không có thật. Thậm chí nhiều người đã đích thân hỏi Cung Lê qua Twiter và được chính anh xác nhận là chưa từng bái sư học võ ở võ sư Phi Long. Tranh cãi kéo dài không có hồi kết và đến nay sự việc này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

2. VÕ CỔ TRUYỀN THỰC CHIẾN?

Các chuyên gia võ thuật đã từng đưa ra bảng xếp hạng mức độ thực chiến của 7 môn võ hàng đầu thế giới. Bất ngờ ở chỗ trong số này có xuất hiện võ cổ truyền Việt Nam.

Ngay lập tức chi tiết này khiến cộng đồng võ thuật xảy ra tranh luận dữ dội. Số đông điều cho rằng sự xuất hiện của võ cổ truyền là không hợp lý. Thậm chí, những đòn hướng dẫn tự vệ của các võ sư võ cổ truyền cũng được cho là thiếu thực tế, cụ thể là khó áp dụng vào thực chiến.

3
Võ cổ truyền Việt Nam có mặt trong top những môn võ thực chiến nhất thế giới. Ảnh: Internet.

Thực tế, nguồn gốc võ cổ truyền của ông cha ta từ thời xa xưa có chú trọng đòn chỏ, gối. Đó là thứ vũ khí hiểm hóc trong chiến đấu. Nhưng theo thời gian, vì tính nhân đạo trong võ học và thay đổi để phù hợp với sự phát triển mà võ cổ truyền đã không áp dụng chỏ gối. Chính điều này đã làm giảm đi phần nào sức mạnh của môn võ dân tộc.

So với nhiều môn võ hiện nay như Muay Thai, Krav Maga, Kickboxing… thì võ cổ truyền đang đánh mất đi lợi thế của mình. Tuy nhiên, sự thực chiến của một môn võ không nằm ở chính môn võ đó mà là ở bản thân người sử dụng.

3. SỰ THẬT VỀ NỘI CÔNG NAM HUỲNH ĐẠO

Nam Huỳnh Đạo là một môn phái nổi tiếng trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam với số lượng môn sinh theo học rất đông.

Các video biểu diễn nội công của môn phái này luôn thu hút người xem. Nhưng vô tình, điều đó lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Nam Huỳnh Đạo có thật sự vi diệu? Ảnh: Internet.
Nam Huỳnh Đạo có thật sự vi diệu? Ảnh: Internet.

Theo các video biểu diễn của võ sư chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt thì nội công Nam Huỳnh Đạo có thể dễ dàng khắc chế đối phương mà không cần ra đòn nhiều. Sự thật về nội công thâm hậu của Nam Huỳnh Đạo là điều mà đến nay các võ sinh của nhiều môn võ khác nhau đặt nhiều nghi vấn về tính thực dụng của nó.

V.Đ