Bộ ảnh trang phục của các Samurai ngày xưa

Cùng tìm hiểu cách ăn vận trong cuộc sống thường ngày cũng như chiến đấu của các chiến binh Samurai Nhật Bản xưa…

Màn so kiếm gay cấn giữa võ sĩ Fencing và Samurai
Tom Cruise từng đọ kiếm gỗ với 1 samurai Nhật Bản

3-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928922164-crop1391929273427p

Samurai là biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. Người ta nhớ tới Samurai với hình ảnh những chiến binh dũng cảm, thiện chiến và tinh thần võ sĩ đạo độc nhất vô nhị. Nhưng có một điều mà ít người để ý, đó là vẻ đẹp cầu kỳ trong trang phục của các Samurai trong mọi hoàn cảnh.

Cách ăn mặc của những Samurai Nhật Bản luôn nêu bật tinh thần võ sĩ đạo trong từng trang phục. Hãy cùng “khảo cổ” phong cách của những Samurai qua chùm ảnh lịch sử dưới đây.

Trang phục của Samurai Nhật Bản khá đa dạng: từ quần áo thường ngày cho tới quần áo tập luyện và chiến đấu. Trong văn hóa Nhật Bản, Samurai được coi là tầng lớp cao quý, là thần tượng, “ngôi sao” của mọi người dân xứ hoa anh đào.

Quần áo, giày dép, kiểu tóc của họ luôn là tấm gương và biểu tượng của cái đẹp trong cách nhìn của người Nhật.

4-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928921860

Phục trang hàng ngày của các Samurai là kimono kết hợp với khố (fundoshi), quần rộng (hakama), tất có tách ngón (gabi), dép (waraji) hay guốc gỗ (geta). Về cơ bản, đó là trang phục truyền thống nói chung của Nhật Bản song điểm khác biệt chính là chất liệu làm nên trang phục Samurai.

Quần áo của chiến binh Samurai đều làm từ lụa rất mềm, mát và là chất liệu thể hiện đẳng cấp cao trong xã hội. Bản thân giữa các Samurai với nhau cũng có sự khác biệt nhất định. Samurai nào càng giỏi và giàu có thì lụa may trang phục càng tốt, bền và đẹp.

5-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928921548

Từ thế kỷ XII tới thế kỷ XVII, Kimono truyền thống được thay thế bởi các Hitatare trong bộ trang phục thường ngày của các Samurai. Không giống Kimono, Hitatare là trang phục hai mảnh được thiết kế linh hoạt và phù hợp hơn với Samurai, giúp họ dễ dàng chiến đấu bất cứ lúc nào khi cần thiết.

Tới thời kỳ Edo (khoảng 1603-1867), Hitatare được thay thế bởi Kamishimo. Kamishimo gồm 2 phần, phần trên là một chiếc áo khoác không tay có thể kết hợp với áo khoác ngoài tay rộng (haori) khi đi du lịch hoặc trời lạnh. Phần dưới là quần rộng hakama, giúp Samurai rất dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển.

6-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928920994

Điểm đặc biệt nhất trong cách ăn mặc của Samurai đó chính là việc trang phục, ăn vận đều phải phục vụ chiến đấu trong mọi hoàn cảnh. Tất cả các Samurai đều chọn hình thức búi tóc thành hàng phía trên đầu kết hợp với việc cạo một phần tóc phía trước.

Ngoài ra, Samurai thường nuôi ria và chỉ để lớp râu rất mỏng. Theo các tài liệu cổ, những điều ấy đều giúp Samurai đội mũ giáp vừa vặn, thoải mái, phục vụ tốt hơn khả năng chiến đấu.

7-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928920721

Trong mọi trường hợp, Samurai đều phải mang tối thiểu một loại vũ khí bên mình, thường là dao găm. Trong các buổi lễ quan trọng, họ đeo thêm kiếm và cung tên.

Nghe khá kì lạ nhưng thực sự, thời kỳ đầu tiên mới ra đời, vũ khí luyện tập chính của các Samurai là cung tên dài chứ không phải các loại kiếm như mọi người lầm tưởng. Trong giai đoạn đầu này, họ được gọi là các chiến binh cưỡi ngựa bắn cung, nhưng sau thì tập trung rèn luyện kiếm thuật.

8-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928920439

Trong quá trình khổ công tập luyện võ nghệ, Samurai thường mặc những bộ giáp mỏng, quần áo thoải mái, sử dụng kiếm gỗ cũng như bọc tay và mũ bảo vệ để tránh chấn thương.

Bên cạnh kiếm Katana truyền thống và cung tên, Samurai còn sử dụng một số vũ khí khác. Tiêu biểu như trong bức ảnh, hai Samurai đã dùng Naginata – một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài đến 1,2m.

9-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928920189

Áo giáp là trang phục chiến đấu của Samurai. Tiêu chí của một bộ giáp Samurai hướng tới là khả năng phòng thủ mạnh mẽ nhưng nhẹ, linh hoạt khi tấn công và hơn nữa phải thổi vào đó vẻ đẹp nghệ thuật cùng tinh thần chiến binh.

Áo được làm từ những mảnh da thuộc hoặc kim loại, buộc lại với nhau bằng dây da. Vai và cánh tay được bảo vệ bởi mảnh giáp rất lớn hình chữ nhật, trong đó bên tay thuận thường được thiết kế hơi “hở hang” để dễ dàng sử dụng vũ khí hơn. Một bộ giáp nặng có thể lên tới 50kg và thậm chí nặng hơn nếu chiến đấu dưới mưa.

10-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928919914

Nhìn chung, Samurai có 2 loại giáp chiến đấu là Yoroi và Do-Maru. Yoroi là áo giáp trang bị cho các kị binh Samurai, rất nặng vì có mũ sắt và bảo vệ vai. Trong khi đó, Do-Maru trang bị cho lính bộ binh nên có trọng lượng nhẹ hơn.

Sau này, khi các trận giao chiến chủ yếu là giáp lá cà, Do-Maru trở nên thông dụng vì được cải tiến bằng cách thêm mũ giáp, bảo vệ vai và ống chân.

11-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928919517

Mũ giáp (Kabuto) là phần nghệ thuật trên bộ giáp của Samurai. Kabuto được làm bằng cách gắn các tấm kim loại với nhau và tán đinh theo hình răng núi tại mối ghép. Điểm đặc biệt của Kabuto là những mảnh giáp dưới mũ quấn quanh hai bên cổ và sau gáy. Tác dụng của phần giáp phụ này là bảo vệ điểm yếu cổ của Samurai trong chiến đấu.

12-thoi-trang-cua-samurai-nhat-qua-chum-anh-lich-su-bieu-cam-1391928918902

Nhìn vào Kabuto, người ta có thể dễ dàng phân biệt vị trí xã hội và thứ bậc của các Samurai. Samurai đẳng cấp cao thường gắn cả biểu tượng gia tộc và các vật trang trí cầu kì khác lên mũ giáp của họ.

Một số Kabuto thậm chí còn bao gồm mặt nạ kim loại mang gương mặt ma quỷ với râu ria làm từ lông bờm ngựa nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần kẻ thù khi chiến đấu.

Nguồn: Kenh14