Cách tổng thống Nga Putin sử dụng Judo trong….chính trị

Võ thuật và chính trị, hai lĩnh vực tưởng chừng không hề có liên quan gì đến nhau. Nhưng đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chúng mang nhiều ý nghĩa hơn một phép ẩn dụ đơn thuần. 

Tổng thống Putin và bi kịch ít biết trước khi thành điệp viên KGB

Nếu thượng đài, tổng thống Putin đủ sức hạ gục thị trưởng Kiev

Cửu đẳng Taekwondo, bát đẳng Judo, và mới đây là bát đẳng Karate, trình độ võ thuật của ông chủ điện Kremlin là không thể phủ nhận. Nhưng cụ thể niềm đam mê này có ảnh hưởng thế nào đến những nước đi chính trị của Putin?

Chính ông đã từng nói: “Judo dạy con người ta kiểm soát bản thân, cùng với đó là độ nhạy bén cần thiết để nhận ra ưu nhược điểm của đối thủ và tận dụng nó“.

Quan trọng hơn, ông nhấn mạnh: “Đây cũng là những kĩ năng thiết yếu cho bất kì chính trị gia nào”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi tập Judo tại Nhật Bản Ảnh: Google Images
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi tập Judo tại Nhật Bản

Để giúp người đọc hiểu thêm về mối liên hệ giữa võ thuật và chính trị trong suy nghĩ của Tổng thống Nga, tờ Newsweek (Mỹ) đã tìm đến những phân tích của các chuyên gia, trong đó có Sergei Aleksashenko, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, một người được cho là khá thân cận với Putin.

Trong mắt Tổng thống Nga, các vấn đề chính trị xã hội trên thế giới được nhìn nhận dưới dạng một trận đấu Judo. Từ đó, Putin tận dụng điểm yếu và sự thiếu quyết đoán của đối thủ để giành chiến thắng,” ông Aleksashenko nhận xét.

Cũng theo ông Aleksashenko, những gì đã và đang diễn ra tại Crimea là một ví dụ điển hình.

Tờ Newsweek chỉ ra rằng tinh hoa của môn Judo nằm ở khả năng “dùng nhu thắng cương”, tận dụng chính thể hình và sức nặng của đối thủ để quật ngã anh ta. Điều này, theo nhà phân tích chính trị Nikolai Petrov, cũng được thể hiện rất rõ trong cách điều hành của Tổng thống Putin.

“Triết lý chính trị của Putin có rất nhiều nét tương đồng với chiến thuật ‘dùng nhu thắng cương’ trong môn Judo. Ví dụ điển hình là từ trước đến nay, ông luôn xem những sự trừng phạt đến từ Mỹ hay EU lên kinh tế Nga như một cách để ông củng cố quyền lực.”  

Trong khi mối liên hệ giữa võ thuật và chính trị luôn được giới phân tích Nga sử dụng khi đánh giá các quyết định của Putin, các đồng nghiệp của họ ở Washington lại tỏ ra khá lãnh đạm với cách giải thích này.

Chúng tôi không quan tâm đến những thú vui võ thuật của Putin. Thay vào đó, chúng tôi để tâm nhiều hơn đến động cơ đằng sau những nước đi của ông ta“, Thiếu tướng Hải quân Mỹ John Kirby phát biểu với tờ Newsweek.

Ông này cũng nói thêm, những nghiên cứu khoa học có liên quan đến các hoạt động thường ngày của Tổng thống Nga không có nhiều ảnh hưởng đến những phân tích về Putin của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tổng thống Putin kí tặng một bé gái tại võ đường St. Petersburg Ảnh: Getty Images
Tổng thống Putin kí tặng một bé gái tại võ đường St. Petersburg

Tuy nhiên, một số chuyên gia nghiên cứu về Nga tại các trường đại học tại Mỹ lại cho rằng, việc Putin sử dụng cái gọi là “triết lý Judo” vào những nước đi chính trị của mình là hoàn toàn có cơ sở.

Không nói đâu xa, việc Crimea sáp nhập vào Nga năm nay là một ví dụ điển hình cho khả năng phát hiện và tận dụng điểm yếu của đối thủ đặc trưng trong môn Judo.

Nhận thấy bất ổn chính trị ở Ukraine và sự mất kiểm soát của chính quyền đối với quân đội nước này, Putin đã tận dụng tối đa điểm yếu đó để mở đường cho Crimea sáp nhập Nga“, bà Kimberly Marten, giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia, phân tích.

Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu về Nga thuộc Đại học New York và Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow, cũng cho rằng những miếng đánh Judo đã “ăn vào máu” Putin.

Theo ông, để đối phó với các thế lực mạnh như Mỹ, Trung Quốc, hay EU, Tổng thống Nga luôn tìm cách bỏ ngoài tai những chỉ trích và thu mình lại, khiến đối phương mất nhiều sức và từ đó tìm ra điểm yếu để bật lại thay vì phải đối đầu trực tiếp.

“Như vậy rõ ràng là Putin đang sử dụng chiến thuật Judo”, ông nhận định.

Cuối cùng, theo ông Galeotti, sẽ là sai lầm nếu phía Mỹ tiếp tục bỏ qua yếu tố võ thuật trong việc phân tích đường đi nước bước của ông chủ điện Kremlin.

Nếu như Bộ Quốc phòng có thể tự tin khẳng định rằng họ ‘bắt bài’ được Putin thì đã đành, nhưng đằng này họ vẫn sẵn sàng bỏ qua sở thích Judo hay gu đọc sách của Putin, những yếu tố hoàn toàn có thể khai thác để hiểu rõ hơn về con người ông“, ông Galeotti khẳng định.

Video clip: Putin thể hiện khả năng võ thuật khi đấu với tuyển thủ quốc gia Nga.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”84879″]

Theo Soha