Danh tướng Việt tự thiêu xin tha chết cho quân sĩ

Võ Tánh (1768 – 1801) là danh tướng gốc Biên Hòa thuộc thời Nguyễn Ánh – Tây Sơn. Ông nổi tiếng với câu chuyện tự thiêu tại thành Bình Định để xin tha chết cho quân sĩ dưới quyền.

Bằng chứng danh tướng Triệu Vân là “nữ cải nam trang”

Top 10 vũ khí và danh tướng đáng sợ nhất trong tác phẩm Thủy Hử

Tương truyền, ông từ nhỏ là người văn võ song toàn. Vì không đồng tình và quy phục nhà Tây Sơn, ông cùng anh trai dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ đến mấy chục nghìn người tại Vườn Trầu (Gia Định).

Võ Tánh theo chúa Nguyễn Ánh năm 20 tuổi, được phong làm Tiên Phong Dinh Khâm Sai Chưởng Cơ, được gả công chúa Ngọc Du – em gái Nguyễn Vương. Từ đây, ông cũng nhà Nguyễn lập nhiều chiến công.

1790, Võ Tánh đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ, đoạt thành Diên Khánh và được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thẳng Tướng Quân Hộ Giá, sau đó tiếp được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân.

Ngôi mộ gió của Tướng quân Võ Tánh do vua Gia Long Nguyễn Ánh cho lập ở Phú Nhuận. Ảnh: Trung Sơn
Ngôi mộ gió của Tướng quân Võ Tánh do vua Gia Long Nguyễn Ánh cho lập ở Phú Nhuận. Ảnh: Trung Sơn

1799, Võ Tánh cùng tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức theo lệnh chúa Nguyễn Ánh tiến đánh thành Quy Nhơn, buộc tướng nhà Tây Sơn là Lê Văn Thanh phải mở cửa đầu hàng. Thành Quy Nhơn sau đó được đổi tên là thành Bình Định, giao cho Võ Tánh trấn giữ.

1780, quân Tây Sơn giao Thái phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng dốc sức chiếm lại thành Bình Định. Chúa Nguyễn cùng Lê Văn Duyệt, Võ Di Nguy định đem quân giải cứu, nhưng đích thân Võ Tánh khuyên Nguyễn Ánh nên bỏ thành Bình Định mà tiến đánh Phú Xuân.

Không còn viện trợ, thành Bình Định nhanh chóng lâm nguy trước sự dồn ép của quân Trần Quang Diệu. Có người khuyên Võ Tánh tìm kế thoát thân nhưng ông cương quyết: “Ta phụng mệnh giữ thành này nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng”.

Sau đó Võ Tánh viết thư cho tướng Tây Sơn Trần Quag Diệu: “phận sự ta làm chủ tướng thì đành liều chết ở dưới cờ, còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại”. 7/7/1801, Võ Tánh sai thuộc hạ lấy rơm củi chất ở lầu Bát Giác, đổ thuốc súng và châm ngòi tự thiêu.

Lăng Võ Tánh trong di tích thành Hoàng Đế (tỉnh Bình Định). Ảnh Wikipedia
Lăng Võ Tánh trong di tích thành Hoàng Đế (tỉnh Bình Định). Ảnh: Wikipedia

Theo Sách Đại Nam thực lục, Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, trông thấy cảnh đó mà chảy nước mắt, chôn cất đúng lễ. Đúng như nguyện vọng của tướng quân Võ Tánh, tướng sĩ trong thành đều được miễn tội.

Sau này, mộ Võ Thánh nội cung thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc ở Bình Định. Mộ hình tròn trên nấm có đắp hình con dơi. Mộ nằm kề bên mộ Ngô Tùng Châu, hình chữ nhật (sau cải táng về Phù Cát).

1802, nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn. Vua Gia Long lên ngôi, truy phong Võ Tánh là Dực Vận công thần Thái úy Quốc công. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), truy phong ông là Hoài Quốc công.

Vì thi hài Võ Tánh đã không còn, ông được đưa về Gia Định an táng với hình thức “mộ gió” – chôn theo hình nhân bằng sáp. Khu mộ của ông nay được lập thành Đình Võ Tánh (đường Hồ Văn Huê, Phú Nhuận).

Tại đình Võ Tánh (Phú Nhuận) ngày nay còn có một CLB của bộ môn Hậu Hồng Thắng Thái Lý Phật tập luyện.
Tại đình Võ Tánh (Phú Nhuận) ngày nay còn có một nhóm tập luyện võ thuật của các môn sinh Hậu Hồng Thắng Thái Lý Phật và võ gậy Arnis.

Cùng với đình Võ Tánh ở Phú Nhuận, trên đường Nguyễn Thái Bình (Tân Bình) cũng có một ngôi mộ gió. Tương truyền, ngôi mộ này được nhân dân Gia Định xưa lập nên để hương khói cho một vị “Võ tướng quân”, người đã anh dũng tuẫn tiết để bảo toàn tính mạng cho binh lính. Nhiều khả năng vị “Võ tướng quân” được nhắc đến cũng chính là Võ Tánh.

Các võ sinh tập luyện tại Đình Võ Tánh.
Các võ sinh tập luyện tại Đình Võ Tánh.

Điều trùng hợp rằng ở Tiền Giang cũng có đền thờ Võ Quốc công miếu thờ Võ Tánh. Tọa lạc tại ấp Gò Tre, Long Thuận, Thị xã Gò Công, đền thờ Võ Quốc công hằng năm tổ chức ngày giỗ Võ Tánh (27/5 Âm lịch), có hàng nghìn người dân địa phương và các vùng lân cận đến cúng viếng, tạo nên nét sinh hoạt tâm linh nổi bật ở vùng Gò Công trong hơn một thế kỷ qua.

Phạm Vũ