Võ công Thiếu Lâm có phải là “đệ nhất thiên hạ”?

Sở hữu khinh công tuyệt đỉnh như bay trên mặt nước, chạy trên tường và hệ thống khí công, ngạnh công mạnh mẽ nhưng võ Thiếu Lâm có “đệ nhất thiên hạ” như nhiều người vẫn tưởng?

Thiếu Lâm, đế chế mãi võ: Thương hiệu hái ra tiền…

“Giật mình” với các hoạt động kinh doanh của Thiếu Lâm Tự

Võ Thiếu Lâm có phải là “đệ nhất thiên hạ”?

“Bắc Đẩu” của làng võ?

Trung Hoa là nơi võ thuật phát triển đa dạng, trong đó võ Thiếu Lâm được coi như nền tảng, cội nguồn của rất nhiều môn phái.

Võ Thiếu Lâm hình thành cách đây hàng ngàn năm, gắn liền với văn hóa Phật giáo của Trung Quốc và còn vang danh đến ngày nay.

Từ khoảng đầu thế kỷ thứ 7, các sư sãi trong chùa Thiếu Lâm Tự không chỉ luyện quyền thuật binh khí mà còn luyện đánh bộ, đánh ngựa, luyện khinh công, khí công, lập trận đồ…

Võ công của đệ tử Thiếu Lâm Tự rất đa dạng/
Võ công của đệ tử Thiếu Lâm Tự rất đa dạng.

Các nhà võ thuật nổi tiếng cũng mến mộ danh tiếng nhà chùa Thiếu Lâm mà tìm đến giao lưu, học hỏi, truyền lại cho sư sãi những tuyệt chiêu.

Chùa Thiếu Lâm dần trở thành đất hội võ của cả nước, tập hợp được tinh hoa của võ thuật bốn phương. Nhưng lúc này, các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng như về sau.

Phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.

Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, tuyệt đối cấm các tăng nhân sử dụng các loại võ khí bằng kim loại bén nhọn có thể gây sát thương. Do vậy võ Thiếu Lâm đạt rất nhanh đến trình độ điêu luyện về côn pháp.

Nhà sư Thiếu Lâm luyện công.
Nhà sư Thiếu Lâm luyện công

Càng về sau, hệ thống quyền thuật ngày càng được bổ sung và phát triển.

Đặc trưng quyền thuật Thiếu Lâm là: Kết cấu tư thế nghiêm ngặt, động tác thiết thực chất phác, phát lực cứng mạnh, tiết tấu rõ ràng mau lẹ, tay dùng tiếng phát, đi thẳng về thẳng, tiếng theo tay xuống, giấu quyền chứ không lộ liễu, trong tĩnh ngoài mạnh.

Quyền thuật Thiếu Lâm còn phải “nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm”.

Xem các cao thủ Thiếu Lâm biểu diễn công phu:

[jwplayer player=”1″ mediaid=”64062″]

Võ Thiếu Lâm cũng có vô số bài quyền rất đẹp mắt như Mai hoa quyền, La hán quyền, Hồng quyền, Trường quyền, Thanh long xuất hải quyền, Nhu quyền… cho đến Ngũ hình quyền (long, hổ, báo, xà, hạc) và Thập nhị hình quyền (mô phỏng theo 12 con vật khác).

Sự phát triển đó giúp võ Thiếu Lâm có quyền pháp, khí giới… đủ các nội dung, thể lệ hoàn chỉnh, bài bản.

Về sau, rất nhiều môn phái của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng hoặc ít nhiều học hỏi từ những chiêu thức của võ Thiếu Lâm.

Môn võ thực chiến hay chỉ để… biểu diễn?

Được mệnh danh là “Bắc Đẩu của làng võ”, Thiếu Lâm sở hữu nhiều chiêu thức, bài quyền và những màn biểu diễn cực kỳ đẹp mắt và ấn tượng.

Trong kho tàng cực kỳ đồ sộ về những bài quyền thì bài nào của võ Thiếu Lâm cũng đều vừa uyển chuyển, nhịp nhàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ, không khô cứng như quyền trong một số môn khác như Karatedo , Taekwondo…

Pha Thiết đầu công của một cao tăng Thiếu Lâm
Pha “Thiết đầu công” của một cao tăng Thiếu Lâm

Các cao thủ Thiếu Lâm có thể phô diễn những khả năng phi thường như chạy trên mặt nước hàng trăm mét, chạy trên tường như… đi dạo hay thực hiện những màn biểu diễn khí công khiến người xem phải thót tim.

Trong điện ảnh cũng như các câu chuyện kiếm hiệp, võ Thiếu Lâm còn trở nên huyền bí và lôi cuốn với nhiều tuyệt chiêu đã đi vào huyền thoại như Dịch cân kinh, Thập bát La Hán trận, Nhất chỉ thiền công, Thiết tí công, Đồng sa chưởng, Thiết sa chưởng…

Mặc dù ảo diệu như vậy tuy nhiên theo quan điểm hiện đại thì võ Thiếu Lâm chủ yếu nặng về tính chất biểu diễn hơn là khả năng thực chiến.

Cách đây không lâu, một lữ đoàn đặc nhiệm quân đội tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã quyết định hủy bỏ đào tạo nhiều loại “tuyệt kỹ võ công” như đập gạch trên đầu, dùng cổ họng đẩy cong cây thép, dùng yết hầu chống thanh thép để đẩy xe ôtô…

Nguyên nhân là vì bị chỉ trích thiếu tính thực tế và có thể biến binh lính thành những “con hổ giấy” trên chiến trường.

Theo ông Zhang Aijun , chỉ huy lữ đoàn đặc nhiệm này thì những khả năng chiến đấu mà phương pháp này đem lại không có hiệu quả, các binh sĩ cần phải được thiết kế huấn luyện để đáp ứng một cuộc chiến thực sự”.

Trong khi đó, võ sư Liang Jianfeng, hiệu trưởng của một trường học võ thuật tại Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Global Times cũng chỉ ra, việc huấn luyện công phu những kỹ năng trên sẽ mất rất nhiều thời gian, hao tốn năng lượng để thực hành.

Thậm chí nó còn gây ra nguy hiểm và đòi hỏi phải duy trì liên tục các bài tập để giữ được phong độ. Song trong chiến đấu thực tế, những kỹ năng này không thực sự thiết thực.

Không chỉ vậy, theo một số nhà nghiên cứu về võ thuật thì khí công của Trung Quốc so với thiền Yoga của Ấn Độ tập luyện khó nhọc hơn nhưng hiệu quả đôi khi còn thua kém.

Võ công Thiếu Lâm vẫn nặng về tính biểu diễn
Võ công Thiếu Lâm vẫn nặng về tính biểu diễn

Cũng theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, võ Thiếu Lâm có lẽ chỉ phù hợp với điện ảnh bằng nhiều chiêu thức đẹp mắt.

Nhưng trong thực chiến, các chiêu thức này không thể hiệu quả bằng các môn võ hiện đại như Muay của Thái Lan, Boxing hay võ tổng hợp của các nước phương Tây, nhu thuật của Brazil.

Điều này cũng góp phần lý giải vì sao ở các giải võ thuật tiếng tăm trên thế giới như hệ thống MMA trong đó có giải UFC vốn lấy sự hiệu quả làm tôn chỉ thì hầu hết các võ sĩ đều học Boxing, Judo, Taekwondo, Muay Thái, nhu thuật Brazil thay vì tập luyện võ Thiếu Lâm.

Yi Long – một “cao thủ Thiếu Lâm” và là võ sĩ nổi danh tại Trung Hoa, từng lớn tiếng tuyên bố sẽ lấy võ Thiếu Lâm để thách đấu tất cả các võ phái trên thế giới.

Yi Long từng bị Buakaw đánh bại thê thảm.

Tuy nhiên thực tế, Yi Long đã trải qua những lần thất bại muối mặt trước các tay đấm Mỹ và bị cao thủ Muay Thái Buakaw đánh bại ngay tại Trung Quốc.