Cùng khám phá bên trong Thiếu Lâm Tự

Thiếu Lâm Tự là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa tâm linh truyền thống của Trung Quốc, là nơi khởi thủy của môn phái võ học lừng danh.

Thành Long dùng “Kungfu nhào bột” trong Thiếu Lâm Tự
Sư trụ trì Thiếu Lâm tự bị tố quan hệ tình dục với ni cô

Thiếu Lâm Tự được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy, tọa lạc trên núi Tung Sơn, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, Thiếu Lâm Tự cũng là hình ảnh quen thuộc với khán giả. Vì lẽ đó, mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút không ít du khách tới tham quan và tìm hiểu. Ảnh: Nipic.
Thiếu Lâm Tự được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy, tọa lạc trên núi Tung Sơn, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, Thiếu Lâm Tự cũng là hình ảnh quen thuộc với khán giả. Vì lẽ đó, mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút không ít du khách tới tham quan và tìm hiểu. Ảnh: Nipic.
Đường lên Thiếu Lâm Tự phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách bao quanh. Ảnh: Baike.
Đường lên Thiếu Lâm Tự phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách bao quanh. Ảnh: Baike.
Cổng tam quan bằng đá trắng và tượng võ tăng khổng lồ báo hiệu du khách chuẩn bị bước vào khuôn viên chính của chùa. Ảnh: Nipic.
Cổng tam quan bằng đá trắng và tượng võ tăng khổng lồ báo hiệu du khách chuẩn bị bước vào khuôn viên chính của chùa. Ảnh: Nipic.
Đại Hùng bảo điện là điện chính. Trong góc sân, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá chi chít lỗ thủng, ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ). Ảnh: Baike.
Đại Hùng bảo điện là điện chính. Trong góc sân, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá chi chít lỗ thủng, ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ). Ảnh: Baike.
Thiếu Lâm Tự còn rất nhiều công trình đáng chú ý như Lập Tuyết Đình - phòng của Đạt Ma sư tổ, La Hán điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán. Ảnh: Nipic.
Thiếu Lâm Tự còn rất nhiều công trình đáng chú ý như Lập Tuyết Đình – phòng của Đạt Ma sư tổ, La Hán điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán. Ảnh: Nipic.
Cũng trong quần thể Thiếu Lâm, du khách có thể tới viếng khu vực Tháp Lâm, khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 232 ngọn tháp. Ảnh: Globalimages.
Cũng trong quần thể Thiếu Lâm, du khách có thể tới viếng khu vực Tháp Lâm, khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 232 ngọn tháp. Ảnh: Globalimages.
Tàng Kinh Các (còn gọi là Pháp đường) là cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên, tương đối quen thuộc với du khách. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm Tự. Ảnh: Mafengwo.
Tàng Kinh Các (còn gọi là Pháp đường) là cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên, tương đối quen thuộc với du khách. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm Tự. Ảnh: Mafengwo.
Trong hành trình, du khách còn được xem các nhà sư trong chùa thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục. Ảnh: Weixin.
Trong hành trình, du khách còn được xem các nhà sư trong chùa thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục. Ảnh: Weixin.
Muốn xem biểu diễn võ Thiếu Lâm, bạn có thể lựa chọn một trong hai địa điểm: màn biểu diễn ngoài trời của các học sinh của trường võ thuật Thiếu Lâm, hoặc cuộc biểu diễn của các nhà sư trong hội trường thuộc quần thể của Thiếu Lâm Tự, có chỗ ngồi cho người xem. Ảnh: Nipic.
Muốn xem biểu diễn võ Thiếu Lâm, bạn có thể lựa chọn một trong hai địa điểm: màn biểu diễn ngoài trời của các học sinh của trường võ thuật Thiếu Lâm, hoặc cuộc biểu diễn của các nhà sư trong hội trường thuộc quần thể của Thiếu Lâm Tự, có chỗ ngồi cho người xem. Ảnh: Nipic.
Bạn có thể thăm Thiếu Lâm Tự vào bất cứ mùa nào trong năm, bởi mỗi mùa một vẻ khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn vãn cảnh chùa trong không gian thanh tịnh nhất, du khách không quá đông, bạn nên tới đây vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 4, tháng 6, đầu tháng 9. Ảnh: cyr1dian.deviantart.
Bạn có thể thăm Thiếu Lâm Tự vào bất cứ mùa nào trong năm, bởi mỗi mùa một vẻ khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn vãn cảnh chùa trong không gian thanh tịnh nhất, du khách không quá đông, bạn nên tới đây vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 4, tháng 6, đầu tháng 9. Ảnh: cyr1dian.deviantart.

Theo Zing