Đơn Thương Độc Mã hay Đơn Phương Độc Mã – một hiểu lầm “kinh điển”

Đơn Thương Độc Mã là một trong những thành ngữ gắn liền trong văn học, điện ảnh và thậm chí cả lối nói chuyện thường ngày của người Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Bí ẩn – mãnh tướng Triệu Tử Long là nữ cải nam trang?

Triệu Tử Long chống vạn quân cứu ấu chúa

Riêng ở Việt Nam, thành ngữ Đơn Thương Độc Mã (một cây thương, một con ngựa) này xuất hiện cùng với sự phát triển của thể loại phim kiếm hiệp cùng các ấn phẩm truyện, sách, các tác phẩm văn học trung đại của Trung Quốc. Nhiều người gọi thành ngữ này với các dị bản khác như Đơn Phương Độc Mã (Một ngựa, một…hướng đi) hay Đơn Thân Độc Mã (Một mình một ngựa). Vậy, cách gọi nào là đúng?

Theo các nguyên tác văn học của Trung Quốc thì tất cả đều gọi là Đơn Thương Độc Mã (một cây thương, một con ngựa). Những cách gọi khác đa phần là do sự sai lệch trong nghe – nói của tiếng Việt, dù ý nghĩa và cách hiểu vẫn gần giống.

Hình tượng Đơn Thương Độc Mã nổi tiếng trong văn học, điển ảnh cổ trang.
Hình tượng Đơn Thương Độc Mã nổi tiếng trong văn học, điển ảnh cổ trang.

Một thương – một ngựa là những gì tối thiểu mà một vị tướng quân (hay dũng sĩ, theo văn hóa và quan niệm Trung Hoa cổ) cần để tung hoành ngang dọc trên chiến trường. Xét về khía cạnh văn học, nó mang ý nghĩa “một người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn (nhưng vẫn giữ được bản lĩnh và tài năng của mình)”.

Theo nhiều học giả, thành ngữ Đơn Thương Độc Mã xuất phát từ một sự kiện nhất định, đó là điển tích mãnh tướng Triệu Vân (Triệu Tử Long) một mình phá vòng vây Đương Dương để cứu con của Lưu Bị. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân khi đó chỉ có một con ngựa, một cây thương bên mình.

Triệu Vân một mình một thương cứu ấu chúa
Triệu Vân một mình một thương cứu ấu chúa

Tam Quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Bà vợ Lưu đi cùng A Đẩu lại không phải Cam phu nhân (mẹ đẻ A Đẩu) mà là My phu nhân (vợ thứ Lưu Bị). My phu nhân trao A Đẩu cho Triệu Vân rồi tự sát để khỏi vướng chân ông. Sau đó, ông đơn thương độc mã (một thương một ngựa) tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết bao nhiêu là kể. Tào Tháo thấy ông uy phong lẫm liệt nên rất thích và còn nói với bộ hạ mình rằng: “Từ khi Lã Bố chết thì ta chưa từng thấy một hổ tướng như vậy!”. Rồi hạ lệnhbắt không được bắn nhưng không làm gì được Triệu Vân.

Báo tử đầu Lâm Xung (tác phẩm Thủy Hử) cũng là một nhân vật nổi tiếng với "phong cách" một thương một ngựa.
Báo tử đầu Lâm Xung (tác phẩm Thủy Hử) cũng là một nhân vật nổi tiếng với “phong cách” một thương một ngựa.

Thấy Triệu Vân trung dũng, Tào Nhân sợ giống như Quan Vũ không thể hàng phục được nên khuyên Tào Tháo giết, Tào Tháo đành nghe theo. Một lúc lâu sau, Triệu Vân phá được vòng vây trở về gặp Lưu Bị. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: “Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!”. Trong trận đó, ông đã giết được 50 viên tướng Tào, chặt gãy 2 lá cờ to, lấy được gươm báu Thanh Công – Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.

Sau khi tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời, thành ngữ Đơn Thương Độc Mã cũng trở nên nổi tiếng và ảnh hưởng đến các tác phẩm văn học, sử thi kể từ đó về sau, bao gồm các tác phẩm truyện kiếm hiệp của nhà văn nổi tiếng Kim Dung.

Giờ đây, Đơn Thương Độc Mã gần như trở thành một thuật ngữ, một câu “cửa miệng” chứa đựng cả một câu chuyện văn hóa – lịch sử.

Bạn đã bao giờ sử dụng câu thành ngữ này trong những cuộc nói chuyện thường ngày?

Video clip: Một tác phẩm điện ảnh khắc họa điển tích Triệu Tử Long đơn thương độc mã cứu ấu chúa.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”84399″]

Hồ Võ