Người Peru đón Giáng sinh bằng… nắm đấm

Trong quan điểm của nhiều người, Giáng sinh là ngày để chúng ta chào đón sự kiện quan trọng (đối với người theo Công giáo). Đối với những người khác, Giáng sinh vẫn là một kỳ nghỉ vui vẻ và đáng nhớ. Đối với người Peru, nó cũng “vui vẻ và đáng nhớ”, nhưng theo một cách khác.

Calcio Storico: Môn thể thao bạo lực bắt nguồn từ bóng đá

5 thế tự vệ thường gặp trong bạo lực gia đình

Vào ngày 25/12 mỗi năm (đúng vào dịp Giáng sinh), người dân vùng Andes (Peru) sẽ tổ chức Takanakuy. Họ tụ họp lại theo từng nhóm nhỏ, và bất kể mọi thành phần xã hội, lứa tuổi tôn giáo hay giới tính đều có thể tham gia. Họ gọi những người từng có thù oán trong năm cũ ra để… đấm nhau bằng tay trần. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Takanakuy đơn giản chỉ là một nét văn hóa “có phần mang tính bạo lực” chứ không phải thể thao nên nó không tồn tại những thứ rắc rối như luật lệ hay phân định chiến thắng. Người tham gia Takanakuy chỉ cần đảm bảo không sử dụng vũ khí, không cố sát đối thủ và… cứ thế mà đánh.

evento_84b9c5b6e913ea66

Sau khi tẩn nhau chán chê giữa tiếng nhạc wayliya truyền thống, bất kể kết quả trận đấu có như thế nào, những người tham gia Takanakuy sẽ kéo nhau đi uống rượu đến say khướt để quên đi cơn đau cũng như sự tức giận. Theo truyền thống, sau khi đánh Takanakuy, tất cả những người tham gia phải tự cam kết xóa bỏ thù hận để sẵn sàng cho năm mới.

Nếu bạn đang tự hỏi “Takanakuy vô tình trùng hợp với Giáng sinh?” thì xin thưa, người Peru đã cố ý tổ chức Takanakuy vào dịp Giáng sinh. Các nhà xã hội học cũng phải đồng ý với một quan điểm: “Người Nam Mĩ là thế, họ có xu hướng “ăn mừng” những ngày trọng đại theo cách hơi bạo lực. Tuy nhiên, cần hiểu rằng Takanakuy vẫn mang ý nghĩa nhân văn tích cực là hướng con người đến việc tháo bỏ mâu thuẫn và ân oán”.

8290546ea92e1f2c1874746b12fbb17f

Giáng sinh 2016 đã qua nhưng nếu bạn đang suy nghĩ về việc du lịch vào dịp này năm sau, hãy cân nhắc về việc chọn đến Peru. Dĩ nhiên Takanakuy không dành cho người lạ hoặc những ai chỉ đơn giản muốn đánh nhau mà không có lý do chính đáng theo truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với kiểu mừng Giáng sinh “độc đáo” này, hãy đến Peru vào một dịp khác.

Y.N