“Voi lửa” – cỗ “xe tăng” khủng khiếp của Hoàng đế Quang Trung

Vào các thời kỳ trước, voi chiến thường được sử dụng làm lực lượng đột kích với số lượng tương đối hạn chế cho mỗi mũi tiến công. Phải đến thời Tây Sơn, voi chiến mới được sử dụng tập trung với số lượng lớn.

Lịch sử kỳ bí: Trận đánh “trâu lửa” trong sử Việt
Tướng Nguyễn Xí và đội quân chó săn đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam

Đặc biệt, Nguyễn Huệ đã biến voi thành những chiếc “xe tăng”, mang theo cả đại bác và hỏa pháo trên lưng. Sử nhà Thanh viết: “Quân giặc đều dùng voi chở đại bác xông ra trận” và “Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn tên giặc chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa”.

 

Vua Quang Trung cưỡi voi tiến vào thành Thăng Long.
Vua Quang Trung cưỡi voi xông pha trận mạc

Voi vốn là loài sợ lửa và tiếng nổ lớn, việc huấn luyện được những con vọi chịu đựng được môi trường chiến đầu khắc nghiệt như vậy thể hiện trình độ quân sự rất đáng nể của các nài voi và tướng lĩnh Tây Sơn. Với những trang bị như vậy, voi chiến của Nguyễn Huệ đã biến thành một lực lượng hỏa lực cơ động có sức mạnh đột kích đáng sợ. Đến lúc này, đội quân voi của Nguyễn Huệ đã hội đủ cả 3 yếu tố chiến thuật: cơ động, đột kích và hỏa lực. Đây thực sự là một cuộc cách mạng so với các thời kỳ trước đó.

hahaskan_elephant_rider

Trận đánh nổi tiếng của đội voi Tây Sơn là trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789). Trong trận đánh này, 100 voi chiến do nữ tướng Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy đã đánh tan tác đội kỵ binh đông đảo của quân Thanh, góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam. Bên cạnh việc trang bị hỏa lực cho voi, một yếu tố khác cũng làm tăng cường đáng kể sức mạnh của đội voi chiến Tây Sơn là sự ra đời của những chiến hạm khổng lồ Định Quốc. Với khả năng chở được voi, những chiến hạm này khiến cuộc hành quân xuyên Việt của đội voi diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều bằng đường biển.

kph_voi-hoquyen

Khi nhà Nguyễn kiểm soát toàn bộ nước Việt, lực lượng voi chiến tiếp tục được duy trì trong quân đội. Tuy nhiên, kể từ đây voi chiến dần trở nên lạc hậu trước sức mạnh khủng khiếp của hỏa lực phương Tây. Mất vai trò trên chiến trận, chúng chỉ còn là những con vật mang tính biểu tượng, được sử dụng trong các nghi lễ hay mua vui cho quan lại và dân chúng trong những cuộc chiến với hổ tại Hổ Quyền. Thời kỳ huy hoàng của những chiến binh khổng lồ đã kết thúc.

Theo Báo Đất Việt