Những điều bạn có thể bỏ qua khi xem bom tấn Người Kiến

Giống như nhiều bộ phim khác của Marvel Studios, “Ant-Man” cài cắm rất nhiều chi tiết ẩn mà chỉ những fan tinh ý mới có thể nhận ra.

Liệu Marvel Studios có mất thiêng sau “Người Kiến”?
Trailer Batman đụng độ Siêu Nhân gây hot nhất tuần qua

Lưu ý: Bài viết tiết lộ trước nội dung của bộ phim.

Spider-Man

Sự kiện hãng Sony Pictures Entertainment và Marvel Studios đạt được thỏa thuận cho phép Người Nhện xuất hiện trong các phim thuộc Vũ trụ điện ảnh Marvel khiến nức lòng người hâm mộ suốt thời gian qua. Ant-Man là tác phẩm ra đời gần nhất sau khi tin tức trên được công bố, nên không ít fan mong đợi màn chào sân của Peter Parker trong bộ phim mới.

1

Đáng tiếc là do thời gian sản xuất quá gấp gáp, người xem chỉ có thể đoán già đoán non về bóng dáng của Spider-Man trong một câu thoại đầy ẩn ý ở cuối phim: “Chúng ta có một gã biết nhảy, một gã biết đánh đu và một gã bò trên tường”. Quantum Realm Trong quá trình huấn luyện cho Scott Lang (Paul Rudd), Hank Pym (Michael Douglas) từng cảnh báo anh về việc thu nhỏ kích cỡ quá mức sẽ khiến người dùng bộ đồ Ant-Man rơi vào Quantum Realm (tạm dịch: Thế giới Hạ nguyên tử), nơi mà không gian và thời gian bình thường đều trở nên không tồn tại

2Trong truyện tranh, nó có tên là Microverse (Thế giới siêu vi). Janet Van Dyne, vợ của Hank Pym, vốn là nạn nhân mất tích trong Quantum Realm khi bà tham gia một nhiệm vụ giải cứu thế giới.

Những ai tinh ý có thể phát hiện ra một sinh vật có cánh nhỏ xuất hiện bên phải màn hình trong lúc Scott Lang rơi vào Quantum Realm. Nếu đó là Janet Van Dyne, nhân vật rất có thể sẽ trở lại với chúng ta trong tương lai.

“Những câu chuyện lạ lùng”

Khi Darren Cross (Corey Stoll) giới thiệu những đoạn phim về siêu anh hùng tí hon bí ẩn (mà đó chính là Hank Pym trong trang phục Ant-Man), gã gọi chúng là Tales to Astonish – Những câu chuyện lạ lùng.

3Ở ngoài đời thực, Tales to Astonish là tên gọi của loạt truyện tranh do Marvel xuất bản từ 1/1959 tới tháng 3/1968. Ban đầu, nó là một tuyển tập truyện khoa học viễn tưởng do Jack Kirby và Steve Ditko sáng tác, rồi sau đó chuyển sang giới thiệu một số anh hùng thuộc Kỷ nguyên Bạc của Marvel, trong đó có cả Ant-Man và The Wasp.

Mandarin

Hẳn nhiều khán giả còn nhớ “gã diễn viên khùng” sắm vai phản diện Mandarin (Ben Kingsley) trong Iron Man 3. Sau khi trailer Ant-manđược phát hành, có tin đồn cho rằng Scott Lang được giam giữ tại nhà tù Seagate, tức là nơi mà Mandarin đang “tá túc”.

Dường như Mandarin đã xuất hiện trong Ant-Man.
Dường như Mandarin đã xuất hiện trong Ant-Man.

Tuy nhiên, khi lên phim, Scott Lang lại bị giam tại một nhà tù ở San Quentin. Mặc dù vậy, nhiều fan quả quyết rằng họ đã thoáng thấy một tù nhân có hình xăm “mười chiếc nhẫn của Mandarin” trên cổ.

Stan Lee

Như một truyền thống, khán giả luôn háo hức được thấy những vai phụ thoáng qua của “ông hoàng truyện tranh” Stan Lee xuất hiện trong các bộ phim Marvel. Lần này, ông góp mặt ở Ant-man bằng vai người phục vụ quán bar khi Luis (Michael Peña) kể lại câu chuyện dài dòng cho Scott Lang vào cuối phim.

Stan Lee (phải) là gương mặt khách mời không bao giờ vắng mặt trong các bộ phim siêu anh hùng của Marvel Studios.
Stan Lee (phải) là gương mặt khách mời không bao giờ vắng mặt trong các bộ phim siêu anh hùng của Marvel Studios.

The Avengers

Ant-man là nhân vật có liên hệ mật thiết với nhóm Avengers bởi theo nguyên tác truyện tranh, Hank Pym chính là một thành viên sáng lập nhóm. Dù trong Vũ trụ điện ảnh Marvel, có nhiều chi tiết đã bị thay đổi thì Ant-Man vẫn có rất nhiều “duyên nợ” với Avengers.

Trong một cảnh phim, một người dân San Francisco đọc báo trên xe điện và khán giả có thể “soi” được dòng tít: “Ai là kẻ chịu trách nhiệm cho Sokovia?”. Đây chính là địa danh diễn ra trận đánh giữa nhóm siêu anh hùng với trí tuệ nhân tạo Ultron ở Avengers: Age of Ultron.

Nhóm Avengers nhiều lần được nhắc tới trong Ant-Man.
Nhóm Avengers nhiều lần được nhắc tới trong Ant-Man.

Trong một cảnh khác, Scott Lang đề nghị kêu gọi sự trợ giúp của nhóm Avengers. Nhưng Hank Pym từ chối vì cho rằng họ đang bận “thả rơi thành phố từ bầu trời”.

Thông qua hai chi tiết nhỏ, người ta có thể thấy dư luận không dành nhiều thiện cảm cho chiến công của nhóm Avengers. Thay vào đó, họ tỏ ra nghi ngờ, thậm chí là bức xúc trước sai lầm của Tony Stark/Iron Man dẫn đến sự ra đời của Ultron.  Đây chính là tiền đề cho quyết định cần phải kiểm soát các siêu anh hùng của chính phủ trong Captain America: Civil War (2016).

S.H.I.E.L.D. và HYDRA

Trong một cảnh hồi tưởng, Hank Pym bước vào trụ sở của tổ chức S.H.I.E.L.D. tại thủ đô Washington DC. năm 1989. Tại đây, ông đã có cuộc tranh luận gay gắt với Peggy Carter và Howard Stark (hai nhân vật từng xuất hiện trong Captain America: The First Avenger) về việc S.H.I.E.L.D. cố tình khôi phục lại phát minh Ant-Man của ông.

Tuy nhiên, nhân vật đáng chú ý hơn cả trong phân đoạn lại là Mitchell Carson (Martin Donovan), một nhân viên cao cấp của S.H.I.E.L.D. nhưng thực chất lại là tay sai do HYDRA cài vào.

Nhân vật phản diện Mitchell Carson hứa hẹn sẽ còn trở lại trong tương lai.
Nhân vật phản diện Mitchell Carson hứa hẹn sẽ còn trở lại trong tương lai.

Sau khi S.H.I.E.L.D. sụp đổ trong sự kiện Captain America: The Winter Soldier, Carson tiếp tục phục vụ cho HYDRA trong phi vụ hợp tác kinh doanh với Darren Cross, với kế hoạch mua lại bộ giáp Yellowjacket làm vũ khí cho tổ chức. Tất nhiên, thỏa thuận đã bị gián đoạn bởi Ant-Man. Song, tới cuối phim, gã chạy thoát thành công cùng với phát minh của Cross.

Diễn viên Ant-Man đầu tiên

Đây là bộ phim đầu tiên về Người Kiến, nhưng điều đó không có nghĩa là siêu anh hùng chưa từng xuất hiện trên màn ảnh. Trong phân đoạn lần đầu tiên Scott Lang thử bộ giáp Ant-Man, anh hoảng hốt đến nỗi vọt ra ngoài và “hạ cánh” trên nóc một chiếc taxi. Người tài xế giật mình khi nghe thấy âm thanh của một vật lạ rơi trên đầu, rồi sau đó là tiếng động lớn khi Scott Lang biến lại kích thước ban đầu.

Bộ phim có màn tri ân nam diễn viên Garrett Morris.
Bộ phim có màn tri ân nam diễn viên Garrett Morris.

Người tài xế ấy chính là Garrett Morris, diễn viên vào vai Ant-Man đầu tiên trong vở kịch Superhero Party của chương trình Saturday Night Livenăm 1979. Tại đó, ô xuất hiện cùng Bill Murray (vai Superman), Dan Aykroyd (vai Flash) và John Belushi (vai Hulk).

Khách sạn Milgrom

Sau khi Scott Lang mất việc tại Baskin Robbins, anh trở về căn hộ của bản thân ở khách sạn Milgrom. Địa danh được đặt theo tên của Al Milgrom, một biên tập viên lâu năm tại hãng Marvel Comics. Ông từng làm việc trong nhiều dự án truyện tranh như Peter Parker, Spectacular Spider-Man, West Coast Avengers, X-Factor.

Khách sạn Milgrom trên phim được đặt tên theo một biên tập viên của Marvel.
Khách sạn Milgrom trên phim được đặt tên theo một biên tập viên của Marvel.

Những chai soda màu xanh

Trong The Incredible Hulk (2008), Bruce Banner (Edward Norton) từng làm rơi máu của bản thân vào một trong những chai soda màu xanh tại nơi anh làm việc, khiến nó bị nhiễm chất phóng xạ gamma. Nay loại soda đó lại “tái xuất giang hồ” trên một tấm biển quảng cáo đường phố, ngay sau cảnh Scott Lang bị sa thải khỏi Baskin Robbins.

 

 

Ant-Man thậm chí còn có một chi tiết liên quan tới The Incredible Hulk (2008).
Ant-Man thậm chí còn có một chi tiết liên quan tới The Incredible Hulk (2008).

Stature

Trong truyện tranh, cô con gái nhỏ Cassie của Scott Lang cũng trở thành một siêu anh hùng thực thụ giống như cha. Sau khi Lang qua đời, cô bí mật nghiên cứu và tiếp thu cách sử dụng hạt Pym để điều chỉnh kích thước cơ thể. Cassie lấy bí danh là Stature và gia nhập nhóm Young Avengers.

Cô bé Cassie sau này lớn lên cũng có thể trở thành siêu anh hùng như nguyên tác truyện tranh.
Cô bé Cassie sau này lớn lên cũng có thể trở thành siêu anh hùng như nguyên tác truyện tranh.

“Đó là thế giới tí hon”

Khi mạo danh bảo vệ của tập đoàn Cross, anh bạn Luis huýt sáo theo giai điệu của It’s a Small Word, một ca khúc khá nổi tiếng của hãng Walt Disney. Trước đó, nhân vật phản diện Ultron từng ca bài I Got No Strings, ca khúc chủ đề của Pinocchio, trong bom tấn Avengers: Age of Ultron.

Trận chiến với Falcon

Cuộc đụng độ đầu tiên giữa Ant-Man và Falcon xảy ra tại chính trụ sở mới của nhóm Avengers. Khán giả từng được thấy địa danh này ở cuốiAvengers: Age of Ultron. Cũng bởi phân đoạn này mà Anthony Mackie (người sắm vai Falcon) buộc phải quay lại cảnh của anh trong Avengers: Age of Ultron bởi nhân vật có một bộ trang phục hoàn toàn mới trongAnt-Man.

Cuộc giáp mặt giữa Ant-Man và Falcon.
Cuộc giáp mặt giữa Ant-Man và Falcon.

Captain America:

Civil War Đoạn after-credit thứ hai của Ant-Man tiết lộ một sự kiện vô cùng quan trọng của Captain America: Civil War: đó là cuộc tái ngộ giữa Steve Rogers/Captain America với người bạn Bucky Barnes/The Winter Soldier. Cùng với Sam Wilson/Falcon, Steve bước vào nhà kho và thấy Bucky đang bị một cỗ máy lớn giữ chặt cánh tay kim loại.

Steve Rogers lo ngại trước tình trạng của Bucky và đề nghị Sam tìm sự giúp đỡ của Tony Stark/Iron Man nhưng bị Sam bác bỏ. Họ còn nhắc tới một “hiệp định” không cho phép Người Sắt can thiệp vào chuyện này. Đây nhiều khả năng là Đạo luật kiểm soát danh tính siêu nhân do chính phủ đưa ra, điều dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các người hùng trong sự kiện Civil War.

Đoạn after-credit thứ hai của Ant-Man là một kết nối quan trọng tới siêu bom tấn Captain America: Civil War.
Đoạn after-credit thứ hai của Ant-Man là một kết nối quan trọng tới siêu bom tấn Captain America: Civil War.

Cuối cùng, Falcon nói rằng: “Tôi biết một gã” và dòng chữ “Ant-Man sẽ trở lại” xuất hiện trên màn hình. Qua đó, khán giả có thể đoán rằng Người Kiến sẽ sớm gia nhập nhóm Avengers và đứng về phe của Captain America trong bộ phim tiếp theo.

The Wasp

Xuyên suốt bộ phim, khán giả được thấy con gái của Hank Pym là Hope Van Dyne (Evangeline Lilly) cố gắng thuyết phục cha để cô mặc bộ đồ Người Kiến. Song, Hank không đồng ý bởi ông không muốn con gái gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong cảnh after credit đầu tiên, Hank Pym dẫn cô vào một căn phòng và giới thiệu bộ đồ The Wasp mới toanh mà ngay cả người vợ Janet Van Dyne cũng chưa từng được mặc. Phía Marvel Studios cũng thừa nhận Hope Van Dyne sẽ trở thành The Wasp trong những bộ phim sau này, dù chưa phải là Captain America: Civil War.

Hope Van Dyne được giới thiệu cho bộ đồ The Wasp mới ở cuối phim.
Hope Van Dyne được giới thiệu cho bộ đồ The Wasp mới ở cuối phim.

Tuy nhiên, ở nguyên tác truyện tranh, Hope chỉ được biết đến với vai trò phản diện Red Queen. Khán giả chưa thể chắc chắn cô sẽ đứng về phe thiện hay ác trong Vũ trụ điện ảnh Marvel tương lai.

Nguồn Zing News