“Soi” Vịnh Xuân Chân Tử Đan trong 3 phần của Diệp Vấn: Đâu là nhất?

Hiện tại, ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan đang bắt tay cùng đạo diễn Diệp Vĩ Tín để thực hiện phần 4 của loạt phim Diệp Vấn. Ở 3 phần trước, Vịnh Xuân của Diệp Vấn Chân Tử Đan đều đã có những cuộc đối đầu thú vị với Karate, Boxing, Muay Thai… Hãy cùng VoThuat.vn “soi” lại 3 trận đánh đám đông tiêu biểu trong 3 phần để xem đâu mới là hay nhất?

Võ sĩ Vịnh Xuân Trung Quốc bị Karate đánh be bét máu
Võ sư Vịnh Xuân cân thanh niên 6 trong cuộc chiến đường phố

DIỆP VẤN 1

https://youtu.be/x9ZRjIiNzhM

Phần 1 của Diệp Vấn tập trung khai thác Vịnh Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồng Kim Bảo, phim mang đến bữa tiệc thịnh soạn cho fans của Chân Tử Đan nói riêng và võ thuật nói chung. Cuộc đối đầu giữa Vịnh Xuân và Karate Nhật Bản xứng đáng là điểm nhấn của phim.

Theo đánh giá của khán giả, phần 1 chính là tập phim hay nhất và kinh điển nhất làm nên hình tượng Diệp Vấn Chân Tử Đan. Vịnh Xuân trong phim vừa thực dụng nhưng không kém phần hoa mỹ.  Âm thanh và hình ảnh “chuẩn không cần chỉnh” khiến cho Diệp Vấn 1 trở nên vô cùng hoàn hảo. Trường đoạn Chân Tử Đan giao đấu với 10 võ sĩ Karate được đánh giá cao. Là phim võ thuật thuần túy nhưng Diệp Vấn 1 khiến bạn phải suy ngẫm khi xem. Võ thuật chỉ là võ ngoài để làm bộ phim thêm hấp dẫn, ý nghĩa nhân văn mới là thứ làm nên giá trị bộ phim.

DIỆP VẤN 2

https://youtu.be/EOukUYYdjgo

Nếu Diệp Vấn 1 tập trung vào cuộc đối đầu với Karate thì phần 2 lại thiên về Boxing và Hồng Quyền. Hồng Quyền là võ công thiên về cương ngạnh, nhưng có điểm tương đồng với Vịnh Xuân là thường dùng các đòn tay ngắn và giao đấu cận chiến. Boxing thì đa dạng hơn, nhưng chỉ có thể dùng tay, và các đòn Boxing cũng thường trong phạm vi hẹp, trừ các cú đấm mang lực manh lúc quyết định.

Vậy nên khi giao đấu Hồng quyền và Vịnh xuân trông rất giống nhau, khác biệt ở hình dáng bên ngoài không nhiều, ngay cả khi đấu với Boxing thì Vịnh xuân cũng không quá khác biệt, nhất là khi giao đấu cận chiến. Điều này tạo cho khán giả cảm giác các trận giao đấu trong Diệp Vấn 2 không được đa dạng, dù vẫn hấp dẫn nhưng Vịnh Xuân quyền giờ đây không còn đủ “chất” như phần 1.

DIỆP VẤN 3

Công bằng mà nói, có rất nhiều khía cạnh mà Ip Man 3 thua kém toàn diện so với các phần trước, ngoài việc thiếu vắng sự mới mẻ. Chỉ đạo võ thuật là điều dễ nhận thấy nhất. Dù giỏi võ đến mấy, nhưng việc một người chống được hàng chục người (cùng vũ khí) như trong phim, là quá phi thực. Trong khi điều khiến Ip Man thành công, là việc tập trung vào các kỹ thuật chiến đấu đẹp mắt.

Mỗi cảnh võ thuật trong phần 3 này đều là một phiên bản kém hơn từ các phần trước đó, dù có sự xuất hiện nhiều trường phái khác nhau: ngoài Vịnh Xuân, là Quyền Anh và Muay Thái. Chúng ta thấy rõ sự sắp đặt các bối cảnh hành động, chứ không còn được dẫn dắt tự nhiên thuyết phục như trước.

V.Đ