Chó võ sĩ: Hung bạo khi chiến đấu, thân thiện với con người

Một trong những loài chó đặc biệt dũng mãnh và thiện chiến, chó võ sĩ khiến nhiều người phải ngạc nhiên trước khả năng đặc biệt của nó.

Được biết đến với cái tên chó võ sĩ hay chó Boxer – giống chó chọi ở châu Âu được lai tạo giữa Bullenbeiszer, Barenbeiszer và chó Bun. Ban đầu, khi xa rời tổ tiên của mình, chó võ sĩ là thành viên thân cận trong các pháo đài cổ xưa với nhiệm vụ chăn dắt gia súc. Bên cạnh đó, chúng cũng giành được giải thưởng cho loa

Cho-vo-si

1. Chó võ sĩ rất nhanh nhẹn, hiếu động thích hợp với các cuộc thi nhưng đồng thời cũng vô cùng cứng đầu, bướng bỉnh nên việc huấn luyện phải bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Tên gọi chó Boxer bắt nguồn từ việc thích sử dụng 2 chân trước để tấn công như các võ sĩ quyền anh khi thượng đài. Sự ưu việt của Boxer được thể hiện trong các công việc liên quan đến canh gác, bảo vệ, công việc của cảnh sát, quân đội, tìm kiếm cứu hộ…

Cho-vo-si

2. Với mục đích lai tạo để chiến đấu, bởi thế mà chó võ sĩ có thân hình săn chắc, bộ lông óng mượt (vàng, trắng, nâu đốm vằn vện). Chúng thường cao từ 50 – 70 cm với cân nặng khoảng 30 kg. Điểm nhận dạng lớn nhất là cái cổ tròn, thân hình nhiều cơ bắp, 2 chân trước thẳng và song song với nhau. Đặc biệt, nó có thể sống tới 11 – 14 năm.

Cho-vo-si

3. Do lai tạo giống không chính thống nên chó võ sĩ có thể mắc một số bệnh như tim mạch, bệnh về máu, mắt kém. Không chỉ thế, một số cá thể Boxer có màu trắng không được coi là giống thuần chủng, dễ mắc bệnh tai kém, nặng hơn có thể bị điếc.

Cho-vo-si

4. Khi bắt đầu bước vào tuần tuổi thứ 6, chó võ sĩ thường được bấm cụt đuôi và tai được cắt nhỏ lại. Đầu của chó Boxer thuần chủng phải tỷ lệ hợp lý với thân hình của chúng, không có mỡ thừa và nhăn nheo. Hàm dưới hơi chìa ra so với hàm trên, hai mép cong lên phía trên. Khi chó ngậm mồm, răng và lưỡi không được hở ra. Mũi Boxer to có màu đen và hếch để lộ rõ lỗ mũi. Mắt có màu sẫm. Chăm sóc cho bộ lông: Bộ lông mượt và ngắn dễ chăm sóc. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết để loại bỏ dầu của chúngn khỏi da. Boxer rất sạch sẽ và thường tự liếm lông của chúng giống mèo, mức độ rụng lông trung bình.

Cho-vo-si

5. Boxer vốn là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Chúng rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh. Luôn luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ. Trung thành và tình cảm, chúng luôn tìm được tiếng nói chung với trẻ nhỏ. Một chú chó Boxer được nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo sẽ có thể sống chan hoà với các loài chó và súc vật nuôi khác. Chúng đặc biệt thích dùng 2 chân trước để đùa nghịch với cái bát đựng thức ăn của chúng. Ngoài ra chúng còn thích ngoạm tha các thứ đồ vật và đem dấu chúng ra xa.

Cho-vo-si

6. Bản năng của Boxer là bảo vệ gia chủ và gia đình. Các vị khách quen của gia chủ luôn luôn được Boxer chào đón một cách rất nhiệt tình. Giống chó này rất cần đến các hoạt động về thể chất, và hơn thế nữa, chúng rất cần sự quan tâm của chủ. Thói quen nhảy cẫng lên người khách để thể hiện sự mừng rỡ đôi khi đem lại sự bất tiện vì vậy cần phải huấn luyện chúng từ nhỏ để loại bỏ tập tính này. Dòng chó này được sinh ra để bảo vệ và trông coi nhà. Chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong công việc của quân đội và cảnh sát. Việc dạy dỗ cần được tiến hành một cách chu đáo và toàn diện từ lúc chúng còn nhỏ.

Cho-vo-si

7. Chúng có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Tuy vậy chúng tương đối thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Thời tiết nóng quá và lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của loài chó này. Chúng rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Boxer cần có sự tập luyện thể lực hàng ngày, như là chạy theo xe hoặc các cuộc dạo chơi dài hơi. Chúng rất thích đùa nghịch với bóng và các đồ chơi.

T.L