Đây là bí quyết dành cho những người vẫn thường hay tự hỏi “Tại sao tôi khỏe nhưng đấm lại không có lực.” Đừng bao giờ quên mọi môn võ thuật đều là tinh hoa của sự đúc kết kỹ thuật, và chỉ những sai sót nhỏ thôi cũng có thể biến bạn thành kẻ to xác ngớ ngẩn trên sàn đấu.
Arnold Schwarzenegger chia sẻ bí quyết tập Heavy Days
Bí quyết để chiến thắng nhờ tốc độ
Hãy xem qua những điều sau và tự nhận ra mình đã bỏ quên bao nhiêu điều để có thể thể tung ra một cú đấm với uy lực và hiệu quả vượt trội.
Lý thuyết cơ bản bạn cần phải hiểu về một đòn đấm mạnh
1. Tốc độ không phải là sức mạnh, mà sức mạnh là gia tốc
Sức mạnh không chỉ là tốc độ, mà bạn cần phải có một lực của trọng lượng lượng theo sau nó. Một đòn đấm nhanh sẽ không phải là một đòn đấm mạnh, trừ khi nó mang theo ít nhiều trọng lượng của cơ thể người đấm.
2. Chuyển động toàn bộ cơ thể
Toàn bộ cơ thể bạn chuyển động trong khoảng cách X sẽ tạo ra cú đấm mạnh hơn là chỉ cánh tay bạn chuyển động trong khoảng cách X.
Bạn phải chuyển động toàn bộ cơ thể bạn để có thể mang theo tối đa trọng lượng cùng đòn đấm.
Bí quyết ở đây là đừng tập trung vào việc chuyển động cơ thể bạn trong một khoảng cách lớn. Mà hãy chuyển động tất cả cùng một lúc như một thể thống nhất (đó là lực cộng hưởng của hông, vai, cánh tay,…).
3. Sử dụng chân
Các bắp thịt lớn nhất trong cơ thể sẽ tạo ra sức mạnh lớn nhất.
Những người chỉ đấm với cánh tay của họ sẽ không bao giờ phát huy được hết sức mạnh thực sự của cú đấm. Do vậy, khi đòn đấm được tung ra thì chân cần phải trụ vững vì lúc đó phản lực của mặt đất sẽ dội ngược lại và “truyền” vào đòn đấm.
4. Giữ khoảng cách
Đòn đấm chỉ phát huy được tối đa sức mạnh khi nó nằm đúng tầm.
Nói riêng về đòn đấm thẳng, khi bạn đấm hết đà, tay đã duỗi thẳng tối đa. Thì điểm chạm của đòn đấm thẳng cho lực mạnh nhất sẽ ngắn hơn khoảng cách tối đa này một chút.
5. Sử dụng các góc độ
Đấm theo nhiều hướng khác nhau sẽ cho bạn nhiều cơ hội gây ra tổn thương cho đối thủ hơn.Và tất nhiên, tổn thương nhiều hơn thì tức là những cú đấm đó hiệu quả hơn.
6. Dòng chảy của năng lượng
– Bàn chân:
+ Nằm trên mặt đất với khoảng cách rộng hơn vai một chút.
+ Khi bắt đầu cú đấm gót chân sau sẽ nâng lên.
+ Khi đấm, chân cùng bên sẽ xoay theo hướng đấm.
+ Khi bạn đấm liên tục, bàn chân bạn sẽ trụ lại và đẩy theo các hướng khác nhau (theo hướng đấm).
+ Bàn chân bạn không bao giờ rời khỏi mặt đất khi bạn tung ra một cú đấm mạnh (điều này nhàm tận dụng phản lực từ mặt đất).
– Chân:
+ Đầu gối luôn hơi chùng
+ Khi đấm, trọng lượng của bạn sẽ được đặt nhiều hơn vào chân nào đầu gối chùng hơn
– Hông:
+ Xoay hông theo hướng đấm, như thể bạn đang đấm bằng hông vậy.
– Thân trên:
+ Thân của bạn xoay càng nhiều càng tốt.
+ Một vòng xoay thân đầy đủ với phần mở rộng cánh tay ngắn, sẽ đấm mạnh hơn là với một vòng xoay thân nhỏ với phần mở rộng cánh tay lớn.
+ Không rướn về phía trước, đừng cố thử điều này vì khi đó cơ thể sẽ bị mất thăng bằng. Hãy xoay thân thay vì làm điều đó.
– Vai:
+ Cần được thả lòng khi tung ra cú đấm, để cho đòn đấm đó trở nên thoải mái, tiết kiệm sức và nhanh hơn, mạnh hơn.
+ Thử nâng cao vai lên, điều này sẽ giúp cú đấm mạnh hơn. Vì lúc này chúng ta sẽ dùng đến nhiều hơn các cơ vai.
– Cánh tay:
+ Cánh tay của bạn cần được bắt đầu một cách thư giãn, thả lỏng một cách thoải mái. Cánh tay và nắm đấm chỉ co cứng lại trong một phần giây khi đòn chạm mục tiêu.
+ Khi tung ra cú đấm. Cánh tay chỉ mở rộng vừa đủ để tấn công đối thủ.
+ Nếu bạn để cánh tay mở rộng quá mức cần thiết, cơ thể sẽ bị hở và rất dễ bị phản đòn.
+ Không co tay lại trước khi tung ra một cú đấm. Nó là dấu hiệu báo trước bạn sắp làm điều đó.
– Bàn tay:
+ Khi bạn không đấm, hãy để nó được thư giãn. Bạn có thể thả lỏng nắm đấm để cho các cơ được nghỉ, chứ đừng nên lúc nào cũng nắm chặt nắm đấm lại.
+ Khi bạn đấm, nắm tay cần được nắm chặt lại ngay trước khi chạm mục tiêu. Càng cứng chắc càng tốt.
+ Nhớ giữ thẳng cổ tay, nếu không rất dễ bị bong gân, sai khớp.
+ Đấm xong nhớ rút tay về thật nhanh. Nắm đấm xuất phát từ đâu thì khi kết thúc, nó cũng sẽ phải trở về vị trí đó.
+ Nắm tay cần được xoay khi đấm thẳng (thường là xoay đủ 180 độ để tạo lực xoáy nhàm tăng sức công phá cho cú đấm). Nhưng trong đấm móc, nó có thể vẫn để dọc.
– Đầu:
+ Thở mạnh ra mỗi khi đấm.
+ Đôi mắt cần được tập trung cao độ. Luôn luôn quan sát các mục tiêu.
+ Cằm hơi thấp xuống một chút để được che đỡ ít nhiều từ vai.
Toàn bộ các động tác của các bộ phận khác nhau vừa mô tả ở trên được gọi là “dòng chảy của năng lượng”. Nó cần được thực hiện một cách liền mạch, bắt đầu từ bàn chân, đi qua toàn bộ cơ thể bạn rồi đi ra nắm đấm.
Nếu bạn cảm thấy phần nào đó trong cơ thể mình không tham gia vào việc vận chuyển năng lượng, bạn cần tập luyện vất vả hơn để cho những phần đó tham gia tích cực vào cú đấm.
Khám phá võ thuật
Video clip: 10 cú knock out tàn khốc nhất lịch sử Boxing:
[jwplayer player=”1″ mediaid=”65733″]