Một chương trình có tên là Rock Steady Boxing đã được mở ra vào tháng 12 năm ngoái ở McLean, Virginia bên ngoài Washington, D.C. Đây là tin vui cho những người được chuẩn đoán mắc bệnh Parkinson, đến với Boxing là một cách hiệu quả giúp chống lại căn bệnh này.
Rock Steady Boxing (RSB) được thiết kế dành riêng cho những người mắc bệnh Parkinson, mỗi bài tập đều tập trung vào 1 kỹ năng cụ thể. Ngoài ra các bài tập tăng cường còn có mục tiêu nhằm vào dây thanh đới giúp bệnh nhân có thể nói rõ ràng và lớn hơn. Cụ ông 75 tuổi Neil Eisner người được chuẩn đoán mắc bệnh Parkinson cách đây 6 năm và ông tìm đến với boxing, môn thể thao giúp ông đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.
Đối với cá nhân huấn luyện viên Alec Langstein, anh ấy đã quen làm việc với những người già nên anh hiểu được vấn đề mà họ đang trải qua. Anh đã mở phòng tập Rock Steady Boxing NOVA của riêng mình. Nhận xét về chương trình RSB anh nói: “Chương trình tập trung vào việc cân bằng, kết hợp tay và mắt, phản ứng, động tác chân. Có một số thứ nhận thức vì trong boxing những số nhất định bằng những cú đấm nhất định. Vì vậy, khi tôi gọi những số nhất định, bạn phải di chuyển và phản ứng cùng lúc. Như thế, não và cơ thể sẽ làm việc cùng lúc. Các bài tập còn giúp giảm bớt sự hung hăng nơi bệnh nhân.”
Theo bác sĩ vật lí trị liệu Danielle Sequira cho biết: “Parkinson ảnh hưởng đến việc sản sinh các tế bào dopamine ở não. Dẫn đến thiếu hụt hoặc mất dopamine khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.” Boxing hay những bài tập khác không thể chữa khỏi hoặc dừng sản sinh ra dopamine nhưng chúng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này. “Theo nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cho não sử dụng dopamine hiệu quả hơn. Mục tiêu của tôi thường là sau khi làm việc với 1 số bệnh nhân Parkinson sẽ khuyên họ ra ngoài để tham gia những chương trình tập thể dục cộng đồng” Sequira nói.
RSB đã giúp Victoria Hebert giảm được những triệu chứng của Parkinson. “Lúc nóng, lúc lạnh, hay lúc ngồi với đám đông tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi không thể ngừng run rẩy. Cuối cùng tôi phải ngồi lên tay của mình để giữ nó lại.” Nhưng với đám đông ở phòng tập cô không cần phải giấu căn bệnh này. “ Những người ở đây trở nên thân thiết hơn trong 4 hay 5 tháng chúng tôi ở cùng nhau, chia sẻ những gì từng trải. Phải nói là tôi rất lúng túng, vì hơn 8 năm qua tôi chưa từng gặp người mắc chứng Parkinson khác. Sau đó, tôi đến đây, 1 lớp 20,25 người giống tôi. Thật đáng ngạc nhiên, tôi không còn phải cố gắng giao tiếp với bất kì ai như trước đây nữa.”
Như thế, tập luyện boxing không phải lúc nào cũng để thi đấu mà nó còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh Parkinson, giúp họ gắn kết hơn trong cộng đồng.
Quang Phượng