Trong các môn võ thuật đối kháng có sử dụng đòn đấm, đôi tay chịu áp lực vận động rất lớn và là một trong những phần cơ thể nhanh mỏi nhất.
Bằng chứng cho thấy đường phố đáng sợ hơn võ đài rất nhiều
Những quy tắc buộc phải biết trong đối luyện Boxing
Đôi tay giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như phòng thủ (dùng găng che mặt để tránh đối thủ ghi điểm, giảm chấn động gây knock out), tấn công (các đòn đấm), kiểm soát khoảng cách với đối thủ (thường là bằng các đòn tay trước). Trong một số môn cho phép clinch (ôm giữ ở tư thế đứng) như Muay Thái thì đôi tay chịu thêm nhiệm vụ ôm vật, ghì giữ đối thủ.
Các kỹ thuật đó yêu cầu đôi tay phải giữ được sự linh hoạt, tốc độ và sức mạnh trong suốt trận đấu. Nếu bạn có thể giữ hai tay giơ lên trong xuống 3 hiệp x 3 phút, điều đó cũng không có nghĩa là bạn đủ khả năng thượng đài vì đôi tay còn phải hao tốn sức vào các kỹ thuật đa dạng khác nhau kể trên.
Là khối cơ bắp “gồng gánh” để đảm bảo cho sự hoạt động của đôi tay, cơ vai cần được các võ sĩ đối kháng đặc biệt chú tâm tập luyện. Bất kể bạn yêu chuộng lối đánh nào, dồn ép đối thủ với những đòn tay mạnh – chính xác hay dàn trải nhịp độ suốt các trận đấu để kiểm soát điểm số, bạn cũng cần một đôi vai – tay khỏe.
Tập luyện như thế nào để đôi vai của bạn có thể chịu được áp lực của võ thuật đối kháng? Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều thứ như trình độ hiện tại, thói quen thi đấu, điểm yếu cơ bắp hay môn võ của chính bạn; và nếu muốn tìm một câu trả lời chính xác nhất, hãy đi tìm một HLV đủ trình độ cũng như có thời gian giám sát, kiểm tra bạn. Những bài tập sau đây cũng là điều bạn có thể tham khảo:
Phạm Vũ