Nếu phải kể tên một bộ môn võ thuật kết hợp cả khoa học và võ thuật – thì đó là Brazilian Jiujitsu, một trong những người “anh em” của Judo khi có điểm chung là tách ra từ bộ môn Jiujitsu cổ. Thế nhưng, nhu thuật Brazil lại mang một nét đẹp hoàn toàn khác.
Ngỡ ngàng trước kỹ thuật BJJ điêu luyện của tài năng nhí 8 tuổi
Gracie Challenge – một gia tộc thách thức cả thế giới
Nét đẹp của BJJ đúng như cái tên “nhu thuật” của nó. Tuy không có những đòn tấn công va chạm đầy cương mãnh và tàn khốc, từng đòn thế của BJJ có thể đưa “nạn nhân” vào cơn đau khủng khiếp của những chấn thương xương, khớp, hay giãy dụa trong cảm giác cận kề cái chết khi “dính” những đòn siết cổ. Ngay từ những cấp bậc cơ bản, các võ sinh BJJ đã được học cách phá hủy chức năng cơ thể – những gì họ (nếu muốn) gây ra không phải chỉ là vài vết bầm sẽ lành sau vài ngày.
Để có được điều đó, các võ sinh BJJ cũng được đòi hỏi sự thành thạo kỹ thuật. Với các đòn thế ở tư thế nằm – vốn không phải tư thế quen thuộc với các hoạt động bình thường của con người, các đòn thế của BJJ tương đối khó học và ghi nhớ hơn, và cũng đồng thời đòi hỏi yếu tố “cảm nhận” để các võ sinh đánh giá được tình thế tốt hơn có phương án kỹ thuật phù hợp.
Flow – một thuật ngữ không chính thống, nhưng lại là lời khen cửa miệng của các võ sĩ BJJ dành cho nhau dùng để đánh giá về khả năng thành thạo kỹ thuật, cảm nhận đòn thế và thực hiện nó một cách trôi chảy, nhẹ nhàng. Một võ sinh đạt được đến khả năng “flow” mới thực sự thể hiện được nét đẹp tử thần của bộ môn này.
Thế nhưng, như thế nào mới được gọi là “flow”? Video clip sau đây là câu trả lời.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”78437″]
Xuân Anh