Các võ sĩ sumo ở Nhật đang ráo riết chuẩn bị cho lễ kỷ niệm vào cuối năm tại Tokyo. Sumo gắn liền với những nghi lễ tôn giáo của Nhật Bản nên các nghi lễ là điều vô cùng quan trọng.
Sumo – môn võ truyền thống của Nhật Bản. Thể hiện tinh hoa văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng truyền thống của người Nhật.
Với người Nhật Bản thì Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy nó còn là một tôn giáo của dân tộc.
Vào thế kỷ 9, môn võ này được dùng trong nghi lễ cung đình. Đến thế kỷ 18, Sumo phát triển thành một hình thức giải trí quần chúng rất được yêu thích. Những năm gần đây, trên thế giới rất nhiều người quan tâm đến Sumo.
Sumo gắn liền hơn với những nghi lễ tôn giáo của Nhật Bản khi những Sumotori (võ sĩ Sumo) vốn là những người có nhiệm vụ hành quyết và đe dọa quân địch đầu hàng.
– Võ đài Sumo được tẩy uế trước cuộc đấu bằng cách tung muối. Những võ sĩ Sumo vỗ tay thật lớn để kêu gọi sự chứng kiến của các vị thần linh, mong có được sức mạnh như những vị thần trong huyền thoại.
– Võ đài thi đấu của các võ sĩ sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 mét. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏm bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo.
– Võ đài đúng qui tắc phải được thiết kế dựa trên 3 yếu tố cơ bản mang tính biểu tượng như sau: mái che treo tsuriyane hình tam giác, võ đài dohyo có hình tròn và phần bệ của võ đài hình vuông Võ đài sumo là không gian linh thiêng tượng trưng cho một ngôi đền Thần đạo.
Anh Thư