Đa số võ sinh Taekwondo đều phạm sai lầm khi nghĩ rằng trong chiến đấu nên dùng ngọn đá nhiều hơn cú đấm, họ cho rằng ngọn đá có sức mạnh hơn, dài hơn đòn tay và làm cho địch thủ khó đỡ hơn.
Cú đá Taekwondo đầy lạnh lùng đánh ngất đối thủ ngay trên sàn đấu
Chiến thắng ngoạn mục của VĐV Taekwondo khuyết tật
Với suy nghĩ đó, các đòn đấm, chặt, xỉa, cùi chỏ dần dần mất đi trong thủ pháp khi chiến đấu thực sự ngoài đời. Đành rằng trong điều luật các giải tranh tài quốc tế cũng như thế giới có nhiều hạn chế về thủ pháp (đòn tay) nhưng không vì thế mà chúng ta quên lãng những kỹ thuật tay của môn phái.
Rất nhiều khán giả, ngay cả những võ sinh của các bộ môn khác đều lầm tưởng môn Taekwondo chỉ biết bộ đá. Họ nghĩ rằng đòn tay của phái này không có gì đáng kể. Đó là một điều nhầm lẫn. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này chẳng qua các VĐV Taekwondo trong trận đấu chính thống không được sử dụng tay.
Đòn tay của môn Taekwondo có đòn tay nhiều gấp 4 lần đòn chân, riêng các cú đấm không thua sút gì môn quyền Anh (boxing).
Đòn tay (sugi) và đòn chân (chokki) phải được kết hợp nhịp nhàng hợp lý khi chiến đấu tùy thuộc khoảng cách giữa các bạn và đối phương.
Có 3 loại khoảng cách cần ước định chính xác bằng mắt để tấn công và phòng thủ:
– Cự ly gần khi tay ta đưa ra là có thể đả thương địch thủ.
– Cự ly trung bình khi chân ta đá ra có thể hạ địch thủ (hoặc tay ta phải rướn tới một bộ 40 cm)
– Cự ly xa khi ta đứng yên tại chỗ hoặc tiến thêm một hoặc hai bộ tay, chân không thể sử dụng để đả thương đối thủ (muốn làm được điều này tay ta phải lướt tới trước một khoảng cách đáng kể để đấm, chặt, xỉa hoặc sử dụng các loại đá lết, đá lướt, đá bay).
Việc các bạn xao lãng bộ tay, không phối hợp nhuần nhuyễn giữa đòn tay và đòn chân là sai lầm khi các bạn muốn tiến đến trình độ cao hơn. Các cú đấm của kỹ thuật tay (sugi) rất đa dạng gồm những quả đấm thẳng, đấm móc, đấm chéo tay phải, đấm vòng lưỡi liềm, đá vòng cầu, đấm cằm,…
Các hình thức về cách sử dụng đòn tay của Taekwondo còn đa dạng hơn gồm: chặt, xỉa, đấm, nằm bắt, đẩy, ém, triệt,… Ở đây chỉ xin nhắc các bạn lưu ý tới cách đấm và sự phối hợp của nó. Các lối đấm thường thực hiện theo phương thức xoay nắm tay (đúng như nguyên lý xoắn trôn ốc của một viên đạn được bắn đi từ nòng sung, sức công phá sẽ tăng lên đáng kể). Với một nòng súng không có tuyến (đường xoắn ốc) chắn chắn sức công phá của viên đạn sẽ giảm đi rất nhiều.
Muốn đấm đúng kỹ thuật, trước hết các bạn phải biết cách nắm chắc các ngón tay sao cho nắm đấm thật rắn chắc. sau đó phải biết cách phát lực từ nhu đến cương (từ mềm dẻo đến cứng rắn) đòn đấm phải được tung ra với đường đi xoắn ốc (xoáy).
Các bạn cũng cần lưu ý đến đường thẳng của cánh tay và luôn trên nắm đấm (cánh tay và cổ tay phải được giữ thẳng). Nếu đường này bị gảy hoặc gập khi nắm đấm trung mục tiêu cứng, các bạn sẽ bị chấn thương cổ tay ngay tức thời.
Ngoài ra khi thực hiện quy trình đấm các bạn phải biết vận hơi thở đúng cách, trước khi đấm các bạn phải nén hơi thở xuống bụng dưới (đan điền) sau khi nắm đấm trúng mục tiêu, hơi thở phải thoát ra ngoài. Trong khi tập luyện các bạn có thể thở ra bằng âm thanh tai nghe được (tiếng xì xầm thật gọn). Với các trận đấu thì điều này đi ngược lại (hơi thở phải được dấu kín, không được phát tiếng động, có thể tung hai ba đòn mới thực hiện một nhịp thở)
Nếu địch thủ năm rõ hơi thở của mình, nói đúng hơn là biết rõ quy trình hơi thở, chúng ta sẽ thất bại ngay. Địch thủ sẽ phản đòn khi ta vừa thở ra và hắn không dại gì tung đòn lúc khí lực của các bạn đầy đủ.
10 cách phối hợp đòn đá và đấm:
Sau đây là một số trường hợp đơn giản những hữu hiệu khi các bạn biết cách sử dụng :
– Đá vòng cầu (Dollyo chagi) vào ngực địch thủ bằng chân phải cùng lúc đấm cắm vào chấn thủy (hoặc mặt trong trường hợp ngoài đời).
– Đá vòng cầu chân phải + đấm cắm tay phải + móc tay trái.
– Đá vòng cầu chân trái + đấm móc trái + đấm cắm phải.
– Đá thẳng đằng trước (Apcha busigi) vào ngực hoặc hạ bộ địch, đồng thời nhào tới đấm thẳng vào chấn thủy địch.
– Đá thẳng đằng trước chân trái + đấm chéo tay phải (khi địch tránh sang phía phải của ta) hoặc quay ngược nửa vòng tròn đấm nghịch tay vào mặt hắn.
– Đá ngang (Yopcha Jirugi) chân phải vào bụng địch. Nếu địch thủ bị trùng đòn các bạn có thể nhảy từ trên đấm cắm trực tiếp vào mặt hoặc đỉnh đầu của hắn (trên đỉnh đầu có sự hiện diện của một huyệt mang tên taesinmun nên đấm bằng cục u của ngón tay trỏ, địch sẽ bất tỉnh ngay sau đó chấn thương nặng hay nhẹ tùy theo sức công phá của nắm đấm).
– Đá giò lái (Bandae yop chagi) ngang kèm theo cú đấm thẳng hoặc đấm cắm và chấn thủy. Các bạn có thể đấm liên hoàn bằng tay kia.
– Đá giò lái vòng cầu (Bande dollyo chagi) : nếu trúng địch thủ, bạn có thể đấm nghịch tay rồi móc tay kia và hạ bộ của địch.
– Đá giò lái vòng cầu (Bande dollyo chagi). Nếu không trúng đích (trường hợp địch hụp người né đòn). Bạn có thể đấm nghịch tay (đá chân phải đấm tay trái) vào ót hoặc mặt địch thủ khi vừa hạ chân xuống đất.
– Trường hợp sau cùng có tính cách phức tạp hơn đôi chút. Khi các bạn sử dụng liên tiếp hai đòn đá (chẳng hạn đá apcha busigi + dollyo chagi) kèm theo các đòn đấm hợp lý.
Tóm lại tùy thuộc khoảng cách cho phép, các bạn có thể sử dụng các lối đấm thẳng, móc, chéo trái phải, đấm cắm từ trên xuống,…
Một số trường hợp các bạn có thể dùng lối đấm trên không khi người còn đang lơ lửng (chẳng hạn tung người co cao hai gối che kín hạ bàn, co tay đấm ngang hoặc từ trên xuống).
Trong khi tập căn bản các bạn đấm từ hông đến mục tiêu, với lực xoáy (xoắn ốc) đó là điều bắt buộc. Tuy nhiên các bạn cũng phải tập đấm từ một cự ly ngắn với công lực tương tự khi chiến đấu.
Q.B (Sưu tầm)