Quyền anh là môn thể thao dễ gặp chấn thương nhất vì phải sử dụng sức lực để thực hiện các cú đấm bốc, móc trái phải…Luyện tập và thi đấu Quyền Anh, chắc chắn người chơi quyền anh cần phải biết qua một số chấn thương để biết cách phòng tránh và chữa trị sao cho hợp lý.
Gãy xương
Khi giao đấu với đối phương, người chơi rất dễ bị gãy xương ở cổ tay, bàn tay, vùng xương mũi, xương sườn. Hiện nay, VĐV quyền anh dễ bị gãy xương ở bàn tay là nhiều nhất vì bàn tay luôn luôn tiếp xúc với đối thủ khiến chấn thương thường xuyên xảy ra.
Để không bị gãy xương, người chơi boxing nên gắn kỷ bao tay chơi boxing trước khi chơi, đặc biệt, các trường hợp cảm thấy bệnh tình nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay đề được điều trị.
Chấn thương não
Đây là chấn thương dễ xảy ra khi gặp các cú đánh từ đầu của đối thủ, khi gặp trường hợp này, bạn thường xảy ra các hiện tượng như nôn mửa, mất ý thức, mất trí nhớ trong một thời gian ngắn, đau đầu, mất phương hướng thi đấu và có thể mắt bạn không nhìn thấy được những gì đang diễn ra ở xung quanh.
Để tránh bị chấn thương não, người chơi boxing nên trang bị đồ bảo vệ đầu chuyên nghiệp để tránh các cú va chạm vào đầu, đặc biệt, trước khi thi đấu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh khi gặp vấn đề về chấn thương não.
Bong gân
Bong gân xảy ra khi người chơi boxing di chuyển quá nhiều và nhanh, dẫn đến tình trạng dây chằng ở chân bạn bị sưng lên, điều đó sẽ làm cho quá trình bong gân diễn ra mạnh mẽ hơn nữa.
Để loại trừ trường hơp bị bong gân, người chơi nên sử dụng băng đa để ôm kín bàn tay, ôm kín các khớp xương mu bàn tay, các xương ở ngón tay và cổ tay.
Chấn thương hàm
Bị chấn thương hàm khi người chơi bị đối phương cho một cú đấm vào hàm của bạn, lúc này bộ răng của bạn có khả năng bị vỡ và chảy máu. Để không xảy ra trường hợp này, bạn nên trang bị dồ bảo vệ răng trong quá trình thi đấu, kể cả khi đang luyện tập quyền anh cũng vậy.
Rách da
Khi va chạm, chắc chắn một số cơ quan của bạn bị rách ra, điển hình nhất là khuôn mặt và các vùng xung quanh cánh tay. Để tránh tình trạng này, bạn nên tránh các cú đấm của đối thủ ở những nơi như trên.
Rách da nhìn bên ngoài tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc thì da rất dễ bị nhiễm trùng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi gặp vấn đề về các vết rách trong quá trình thi đấu.
Trên đây là một số chấn thương và cách phòng chống nó, hãy bảo vệ cơ thể của bạn trong khi luyện tập và thi đấu Quyền Anh bạn nhé!
Ngoài ra, người tập cũng có thể tham khảo thêm một số cách dưới đây để giúp quá trình tập luyện được tốt hơn:
1.Mặc đồ bảo vệ phù hợp.
Khi tập luyện bạn nên mặc đồ bảo hộ phù hợp, vì nó rất cần thiết để giảm thiểu tối đa những chấn thương mà bạn thường gặp phải trong lúc tập luyện.
- Bảo vệ đầu : Bạn phải chắc chắn rằng mũ bảo vệ đầu của bạn phải được đêm đúng cách, cảm thấy thoải mái, dễ thở và dễ nhìn ra.
- Găng tay: Bạn nên chọn một đôi găng tay phù hợp với kích cỡ bạn tay của mình, không quá chật nhưng cũng không quá rộng, một đôi găng tay phù hợp giúp bạn luyện tập và thi đấu tốt hơn, cũng như giảm thiểu những chấn thương xương khớp.
- Bảo vệ hạ bộ: Đây cũng là một trong những dụng cụ cân thiết khi thi đấu và luyện tập, để tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Nên sử dụng đồ bảo về hạ bộ lớn hơn, lớp đệm nhiều hơn và cảm thấy thoải mái.
- Bảo vệ răng : Đồ bảo vệ răng là một thứ không thể thiếu trong thi đấu, kể cả tập luyện cũng vậy, bạn nên trang bị cho mình một đồ bảo vệ răng cho mình. Vì không ai muốn hàm răng của mình bị thiếu vài cây răng cả.
- Băng đa : Băng đa sẽ giúp cho bàn tay được ôm kín, các khớp xương mu bàn tay, xương ngón tay, cổ tay được bó chặt lại, giảm thiểu tối đa việc bị trật khớp.
2.Đảm bảo rằng tay được quấn đúng cách.
Phải luôn đảm bảo rằng tay bạn được quấn băng đa đúng cách. Chú ý khi quấn băng đa vừa quấn vừa bóp cho băng đa co đều trên bàn tay, còn thừa bạn nên quấn hết xuống cổ tay, vì đó là đoạn nối bàn tay với cánh tay, dễ chấn thương nhất nếu nắm đấm không chặt và sai kĩ thuật.
Có 2 cách quấn băng đa : Quấn mu và quấn ngón. Cả 2 cách như nhau nhưng chỉ khác là nếu quấn ngón cần băng đa mỏng hơn và dài hơn để quấn hết vào các ngón tay. Điều phải lưu ý rằng băng đa phải dày ( nếu bạn là vận động viên chuyên nghiệp) và có lót bông. Còn nếu bạn là người luyện tập Boxing bình thường thì băng đa không cần phải quá dày, mỏng và dài khoảng 1m2.
3.Các bài tập kéo duỗi thường xuyên.
Boxer phải đối mặt với nguy cơ căng cơ và tổn thương cơ. Khi bạn luyện tập các bài kéo duỗi thường xuyên thì cơ bắp và dây chằng sẽ trở nên dài hơn. Điều này giúp cho bạn giảm nguy cơ bong gân trong khi thi đấu, tập luyện.
Bạn nên tập trung vào bài tập kéo duỗi cụ thể, chẳng hạn như gân kheo, cơ vai. Ngoải ra, đừng quên khởi động trước khi thi đấu, điều cơ bản nhất nhưng thật sự cần thiết nhất để tránh những chấn thương.
4.Tăng cường khả năng phòng thủ.
Cách tốt nhất để ngăn dính chấn thương trong Boxing, là tăng cường khả năng phòng thủ của bạn. Dành nhiều thời gian vào việc nâng cao, cải thiện khả năng phòng thủ, điều đó giúp cho bạn có một thói quen phản xạ tốt khi ngăn chặn, tránh né những cú đấm của đối thủ.
5.Thực hiện cú đấm đúng kỹ thuật.
Tay của bạn là công cụ quý giá nhất trong Boxing và cũng là nơi dễ dính chấn thương nhất.Để giảm thiểu chấn thương cho cổ tay và ngón tay, bạn nên học và thực hiện cú đấm chính xác, đúng kỹ thuật. Hãy chắc chắn rằng khi đấm bạn đã thẳng cổ tay của bạn một cách chính xác chưa.
Ngoài ra, phải chú ý rằng khi bạn tung ra cú đấm,phải đảm bảo rằng các đốt ngón tay là điểm tiếp xúc đầu tiên. Nhiều Boxer đã bị thương ngón tay vì họ thực hiện cú đấm không chính xác, và hậu quả thường là gãy xương, nứt xương.
6.Thoa dầu trơn.
Thoa một lớp mỏng dầu bôi trơn lên khuôn mặt của bạn, nơi chịu những cú đấm nhiều nhất. Điều nàu sẽ làm cho da trơn, mềm, và đàn hồi. Do đó làm giảm xác suất của cách vết rách và bầm từ những cú đấm.
7.Nâng cao trình độ của bạn.
Để bảo vệ cơ thể bạn tránh khỏi những chấn thương. Bạn cần phải nâng cao trình độ của mình, khả năng chịu đựung tuyệt vời và độ bền của cơ thể để có thể chịu được những buổi luyện tập căng thẳng, cũng như trong thi đấu đỉnh cao.
Nâng cao khả năng di chuyển, phản xạ nhanh nhẹn, và một cái đầu luôn tỉnh táo. Nếu bạn mệt mỏi, rất khó để có một phản xạ tốt, và di chuyển.
8.Chế độ ăn uống phù hợp.
Tất cả vận động viên cần phải có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng, để giúp cho cơ thể của họ có thể chữa lành các vết thương, và hồi phục thể lực tốt. Chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin D. Điều này giúp giảm nguy cơ gãy xương, giúp xương chắc khỏe, và hồi phục nhanh hơn trong trường hợp gãy xương.
Bổ sung nước cho cơ thể. Các Boxer nên bổ sung các đồ uống dùng cho thể thao để bổ sung các chất điện giải bị mất qua việc tiết mồ hôi.
9.Để cơ thể được nghỉ ngơi.
Để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn là cách để cho cơ thể tránh được những tổn thương sau này do quá trình tập luyện và thi đấu căng thẳng. Bơi, ngâm mình trong nước nóng cũng là một cách để cho các nhóm cơ trên cơ thể được thả lỏng, hồi phục sau thời gian luyện tập và thi đấu căng thẳng.
V.Đ – Tổng hợp