Các VĐV của TP.HCM lại có dịp cọ sát và khẳng định trình độ thông qua Giải đấu Pencak Silat nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT TPHCM lần 8. Đáng ngạc nhiên là giải đấu lần này đã huy động được lực lượng đông đảo VĐV tham gia.
Có tổng số 219 VĐV tham gia giải đấu có 26 bộ huy chương ở hai nội dung Quyền (Seni) và đối kháng hai thể thức chính là đối kháng. Mảng đối kháng có 20 hạng cân, thi đấu cá nhân loại trực tiếp (Knock-out). Nam với 12 hạng cân từ 45kg đến 110kg còn nữ có 8 hạng cân từ 45kg đến trên 75kg. Còn bên quyền gồm 3 loại chính là Tunggal (đơn nam; đơn nữ); Ganda (đôi nam; đôi nữ); Regu (đồng đội ba nam; đồng đội ba nữ).
Các trận đấu diễn ra sôi nổi với chất lượng và trình độ của võ sĩ khá tốt. Giải đấu nằm trong quá trình sàng lọc chất lượng VĐV để chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc vào dịp cuối năm.
Nếu đánh giá về môn Pencak Silat trong khu vực thì Việt Nam luôn là một nước nằm trong top đầu những đội mạnh. Tại SEA Games 27, Việt Nam đã giành được 3 HCV. Có thể thấy rõ đây là một trong những môn võ cần sự quan tâm đúng mực.
Silat là môn võ cổ truyền nổi tiếng của người dân Đông Nam Á với sức ảnh hưởng đến lịch sử và văn hóa của nhiều dân tộc như Maylaysia, Philippine, Indonesia…
Nhiều người biết đến Silat với tên gọi Pencak Silat. Sự thực rằng Pencak Silat vốn cũng chỉ là một hệ phái của bộ môn đa dạng và phong phú này. Do cách biệt dân cư, địa hình… Silat truyền thống đã bị phân tách ra rất nhiều dòng phái, tạo nên nhiều nét đặc trưng kỹ thuật phong phú, đầy đủ từ một cội nguồn duy nhất. Ngày nay, một phần Silat đã thay đổi rất nhiều để có thể trở thành một bộ môn thể thao gần gũi với cộng đồng.
Nguyễn Thái