(VoThuat.vn) – Tuy Karate đã ra đời từ hàng trăm năm trước nhưng nó vẫn luôn phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Xuất hiện lần đầu tiên ở trên hòn đảo thương mại Okinawa, từ Karate đã được sử dụng để miêu tả một môn võ tự vệ không vũ khí được xem là rất quan trọng vào thời điểm đó bởi vì những tên cướp biển, trộm cướp và những tên tội phạm khác.
- Bật mí những bí mật mà bạn chưa biết về ‘Thần cước’ Bill Wallace
- Karatedo Đại hội TDTT toàn quốc lần VIII: Khi các nhà vô địch ra trận
Karate có nghĩa là tay không (kara – trống không, te – tay) và mặc dù nó đã phát triển qua nhiều năm nhưng karate Okinawa truyền thống đôi khi cũng sử dụng một vài vũ khí – khiến chúng ta khó hiểu, vì vậy nên hình thành bốn hệ phái Karate chính ở Nhật Bản, đó là: Wado-ryu ,Goju-ryu, Shito-ryu và Shotokan.
Wado-ryu
Được sáng lập bởi Hienori Otsuka vào năm 1939, hệ phái này còn tương đối mới. Nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Gichin Funakoshi Jiu-jitsu và kỹ thuật karate truyền thống của Okinawa. Cái tên của nó cũng có thể dịch thành “cách hài hòa”, Wado-ryu mô tả các chuyển động cơ bản liên quan đến Jiu-jitsu và tập trung vào việc có thể tránh các đòn tấn công hơn là chống lại nó. Kỹ thuật di chuyển và chuyển động tập trung vào việc sử dụng ít lực nhất có thể, tránh việc va chạm mạnh, có thể mô tả Wado-ryu như một môn võ tinh thần hơn là chiến đấu.
Việc sử dụng Taisabaki (chuyển động cơ thể) giúp giảm thiểu đòn tấn công của đối thủ, và Wado-ryu cũng sử dụng thế thấp hơn so với những hệ phái khác.
Goju-ryu
Được sáng lập vào năm 1930 bởi Chojun Miyagi, hệ phái này đã trở thành một trong những trường phái chính ngày nay. Miyagi nghĩ rằng việc tạo ra một trường phái mới là cần thiết và tập trung vào những kỹ thuật đánh mạnh hơn. Kết quả là, ông quyết định đặt tên cho môn võ mới của mình Goju-ryu Karate, có nghĩa là “cứng và mềm”, lấy cảm hứng từ các quy luật của Kempo truyền thống Trung Quốc. Hệ phái thực hiện các kỹ thuật phòng thủ mềm mại kết hợp hoàn hảo với các đòn tấn công, phản công mạnh mẽ.
Miyagi là đệ tử của huyền thoại Sensei, Kanryo Higaonna, người nổi tiếng với việc đưa 8 môn võ cụ thể mà ông đã học được từ võ thuật Trung Quốc vào Karate và ông đã dạy cho học trò của mình.
Shito-ryu
Tên của hệ phái “Shito-ryu” có nguồn gốc từ hai võ sư Kenwa Mabuni Sensei là: Ankō Itosu, một võ sư nổi tiếng của Shuri-te karate, và Kanryō Higaonna, một võ sư nổi tiếng của Naha-te karate. Hệ phái này đã được giới thiệu vào năm 1928 và sử dụng ước tính khoảng 50 bài quyền.
Kỹ thuật là chìa khóa cho hệ phái này, nó tập trung nhiều hơn vào sức mạnh và các đòn tấn công mạnh mẽ – một trong những trường phái tư tưởng tích cực ở Karate. Nó khám phá võ thuật cả bên trong lẫn bên ngoài, kết hợp những tư thế mạnh mẽ mà chúng ta thấy trong Shotokan để đưa vào nội lực và tập trung vào sức mạnh hơi thở, tương tự như của Goju-ryu.
Shotokan
Shotokan có lẽ là một trong những hệ phái chính của Karate mà chúng ta thường thấy ngày nay. Được sáng lập bởi Gichin Funakoshi, nó được coi là nền tảng của Karate hiện đại, và Funakoshi thì được coi là một trong những bậc thầy sáng lập của karate hiện đại.
Sinh ra tại cái nôi của Karate, Okinawa, năm 1868, ông được học với một trong những bậc thầy Karate đáng kính trọng nhất lúc bấy giờ – Yasutsune Azato. Sau khi chuyển đến Tokyo vào năm 1921, ông mang tất cả kiến thức của mình vào đất liền để truyền dạy cho các võ sinh.
Cái tên “Shotokan” được tạo ra bởi chính Funakoshi, bắt chước bút danh mà ông thường dùng để ký trong những bài thơ khi còn trẻ. Shotokan sử dụng các kỹ thuật tuyến tính và dáng đứng rộng, mang lại sự cân bằng và sức mạnh hơn cho võ sĩ. Shotokan được thiết kế để để tạo nên các đòn tấn công nhanh chóng, mạnh mẽ trong khi cũng hoàn toàn thích nghi với việc phòng thủ chính xác.
Lâm Oanh