Là một trong những môn võ gắn liền với văn hóa bản địa, Muay Thái sở hữu nhiều phong tục dựa trên tín ngưỡng dân gian của người Thái. Một trong những phong tục đặc sắc nhất của Muay Thái đó là tục “khóa đài”.
Đòn chỏ như nã đại bác của võ sĩ Muay Thái
Vì sao võ sĩ Muay Thái không được chui dưới dây đài?
Theo quan niệm của người Thái, ma quỷ có tồn tại, và đôi khi có thể ảnh hưởng đến những trận đấu Muay Thái, thông qua bùa chú mà các võ sĩ lén lút sử dụng. Để ngăn chặn điều này, các võ sĩ sẽ thực hiện tục “khóa đài”.
Mỗi người võ sĩ đặt tay phải lên sợi dây đài trên cùng và bắt đầu đi quanh võ đài, theo chiều ngược kim đồng hồ. Hành động này mang ý nghĩa “khóa chặt võ đài” nhằm tuyên bố với khán giả, huấn luyện viên, giám khảo và với đối thủ của mình: “Trận đấu này là của tôi và anh ta. Nào anh bạn! Giờ chỉ còn lại tôi và anh, trận đấu giữa hai người đàn ông”. Theo văn hóa Thái Lan, những hành động ngược chiều kim đồng có nghĩa là “khóa”, còn thuận chiều kim đồng hồ nghĩa là “mở”.
Ngày nay, khi Muay Thái được truyền bá đến nhiều quốc gia khác nhau, và phát triển như một môn võ thuật đối kháng hiện đại, những phong tục này vẫn được giữ nguyên như truyền thống, một nét văn hóa luôn đồng hành cùng những đặc trưng kỹ thuật Muay Thái qua không gian và thời gian.
Ngoài ra, Muay cổ còn có một phong tục đặc biệt liên quan đến ma quỷ.
Khi các võ sĩ Muay Thái vừa nhập môn, một trong những bài học đầu tiên của họ đó là… ngồi giữa nghĩa trang hoặc đồng vắng lúc nửa đêm (có thể ngồi đến sáng). Theo quan niệm Muay Thái cổ điển, một khi người võ sĩ đã có thể bình thản ngồi giữa ma quỷ, họ sẽ không còn bất cứ nỗi sợ hãi nào khi phải đối mặt với con người. Ngày nay, phong tục này không còn tồn tại, kể cả ở nhiều vùng miền tại Thái Lan.
Võ thuật TV – Hướng dẫn đòn chỏ ngang trong Muay Thái
[jwplayer player=”1″ mediaid=”104226″]
Phạm Vũ