Những nguyên tắc căn bản của môn KarateTsuki (đấm), Geri (đá), Uke (đỡ) là những kỹ thuật căn bản của môn Karate. Mục đích đầu tiên và cuối cùng cũng ở chỗ đó. Học viên có thể học dễ dàng và thực hành những động tác này không đầy hai tháng. Nhưng thực hành một cách hoàn hảo thì không thể nào được. Do đó phải chuyên chú và cố gắng trong mỗi động tác và thực hành thường xuyên.
Karatedo – môn võ không có kỹ thuật tấn công
Đã mắt với những pha công phá slow motion của Karate
Tuy nhiên thực hành sẽ không mang lại kết quả nếu không thấu hiểu chủ đích của mỗi động tác. Học viên phải tập những kỹ thuật trên căn bản khoa học, nếu không mọi cố gắng sẽ vô ích. Sự huấn luyện Karate xem như khoa học được khi hướng dẫn dựa đúng trên những nguyên lý vật lý học cũng như sinh lý học.
Một cuộc quan sát những kỹ thuật Karate mà những bậc tiền bối đã sáng tạo và hoàn hảo qua những cuộc nghiên cứu và thực hành thì lạ lùng thay những kỹ thuật này trùng hợp với những nguyên tắc khoa học hiện đại. Tuy nhiên, sự cải tiến luôn luôn phải được chú trọng. Chúng ta cần phải phân tích những kỹ thuật của chúng ta và không ngừng cải thiện nó.
Những điểm sau đây là những điểm quan trọng trong việc học Karate:
Hình thức, sự cân bằng và điểm trung tâm trọng lực.
Karate không phải chỉ là một môn thể thao cô đọng lại những hữu dụng thích hợp của cơ thể hay những cách nắm vật lý và sinh lý. Tất cả những môn thể thao mạnh và những môn võ thuật đều tùy thuộc vào hình thức (đúng đắn ) chính xác để đưa đến hiệu quả trong kỹ thuật. Trong môn bóng rổ, cách đánh bóng thật cần thiết để đạt đến kết quả. Người đập bóng phải mất nhiều năm mới tập thuần thục để người trọng tài nhìn thấy bóng dễ dàng. Kết quả thực hành trong cử động thân thể hay là hình thức chính là sự chính xác về vật lý và sinh lý. Sự chính xác vật lý về hình thức thật quan trọng trong môn Karate. Mọi phần cơ thể phải hòa hợp để tạo sự vững chắc cần thiết để chịu đựng được sức phản lại do một cú đá hay quả đấm.
Người môn sinh Karate phải luôn luôn đứng vững trên một chân để tấn công hay thủ. Do đó sự cân bằng là điểm quan trọng căn bản. Nếu bàn chân đặt xa (vị trí) một chút với điểm trọng tâm cú đá hay quả đấm sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên sẽ dễ dàng di chuyển hơn nếu trọng tâm thân mình hơi cao một chút và hai bàn chân gần nhau hơn là dang ra xa. Do đó, dù sự vững chắc cần thiết, nhưng không vì thế mà quên điều khác cũng có giá trị. Nếu người học chỉ chú trọng đến sự vững chãi sẽ quên mất sự co dãn tùy lúc. Nếu đầu gối tọa thấp xuống quá để lấy cân bằng, cú đá sẽ mất hiệu quả. Vì vậy cho nên vị trícủa thân thể và trọng tâm tùy thuộc vào từng trường hợp.
Trọng tâm cũng phải luôn luôn được coi xét tỉ mỉ. Một đôi khi sức mạnh của thân người phân phối giữa hai chân, và đôi khi ngã về bên chân này hơn chân kia. Khi đá ngang (Yoko geri) sức nặng hoàn toàn dồn về một chân. Trong trường hợp này học viên phải đứng vững trên một chân, nếu không phản lực của chiếc đá sẽ làm mất thăng bằng.
Tuy nhiên, nếu đứng trên một chân quá lâu địch thủ sẽ dễ dàng tấn công. Vì vậy, sự cân bằng xem xét, thay đổi từ chân này sang chân kia. Trọng tâm cũng phải sang trái hay lùi về sau để tránh cơ hội cho địch thủ tấn công. Đồng thời học viên còn phải tìm ngay những sơ hở trong các thế thủ của đối thủ.
Sức mạnh và vận tốc:
Sức mạnh trong bắp thịt không thôi không đủ thắng trong võ thuật cũng như trong các môn thể thao khác. Xử dụng hữu hiệu sức mạnh trong võ thuật thật quan trọng, sự áp dụng lực vào những cử động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng là tốc lực.
Những kỹ thuật của một cú đá, đấm trong Karate sẽ hiệu quả về sức mạnh hơn nếu biết dồn tất cả sức mạnh thân thể tới khi cú đá tung ra. Sự cô đọng sức mạnh tùy thuộc phần lớn vào vận tốc thực hành đúng kỹ thuật. Một cú đấm của người có Karate, có vận tốc khoảng 13m10 một giây, có sức mạnh phá hủy tương đương với 683 kg. Vận tốc là một yếu tố quan trọng trong sự ứng dụng sức mạnh, nhưng vận tốc không hữu hiệu nếu không kiểm soát đúng.
Loại cử động cần thiết trong những kỹ thuật Karate căn bản không phải chuyển động một vật nặng mà chuyển động một vật tương đối nhẹ với vận tốc tối đa. Do đó, những sức mạnh nhiều và chậm chỉ để nhấc đồ vật chứ không thể có hiệu quả trong Karate.
Một nguyên tắc phải nhớ là vận tốc sẽ cao hơn, sẽ nhiều hơn có thể sinh ra nếu sức mạnh di chuyển một quãng đường xa hơn để đến mục tiêu. Thí dụ, khi đá đầu gối của chân đá co lại hết sức và chân phải ở xa mục tiêu vừa bằng khoảng chân duỗi ra khi đá. Cú đá càng mạnh khi khoảng cách đó càng xa hơn.
Để tăng sức mạnh và tốc lực cần phải thực tập phản ứng bất chợt những tấn công khác nhau. Thực tập như vậy cùng với sự hiểu biết và sự áp dụng những năng lực của cử độngsẽ dễ dàng phản ứng mau lẹ.
Cô động lực (sức mạnh) – dồn lực:
Một cú đá hay đấm sẽ yếu nếu chỉ sử dụng cánh tay hay chân không thôi. Muốn có hiệu quả hơn cần phải cùng lúc dùng sức mạnh của toàn cơ thể. Khi đấm hay đá sức mạnh chuyển động từ giữa eo lưng (hông) tại những bắp thịt chính phát ra ngoài và chuyển sang một chuyển động từ những bắp thịt chuyển ra với tốc độ 1/100 giây. Toàn thể di động từ đầu đến cuối mất 15 đến 18 giây, nếu biết sử dụng đúng sự cử động. Sự tập luyện phải được chú ý hướng dẫn để tất cả sức mạnh xử dụng vào chân tay khi đá hay lúc đấm.
Điều quan trọng là những bắp thịt và gân cốt nên buông thả tự do và nghỉ ngơi để đáp ứng những trường hợp thay đổi. Nếu những bắp thịt đã căng sẵn sẽ không thể căng hơn khi tung đòn đến đích.
Lực cô đọng lúc tới mục tiêu đúng lúc phải sẵn sàng chuyển sang một chuyển động khác có hiệu quả. Sự tập luyện phản ứng mau lẹ trong sự thay đổi căng thẳng sang nghỉ ngơi của cơ thể rất quan trọng nó đòi hỏi trình độ cao trong việc áp dụng những kỹ thuật Karate.
Vai trò sức mạnh của bắp thịt:
Sức mạnh của thân thể được cung cấp bởi những bắp thịt. Bắp thịt được tập luyện kỹ lưỡng, đầy sức mạnh và co dãn là những điều kiện cần trong môn Karate. Ngay cả khi luyện tập, học nhiều về nguyên lý Karate và biết những nguyên tắc về động lực của chuyển động, kỹ thuật của họ sẽ giảm đi nếu không đủ mạnh. Do đó tập luyện thường xuyên rất cần để làm sức mạnh những bắp thịt của cơ thể.
Luyện tập karate cần được hướng dẫn một cách khoa học để biết những bắp thịt nào được xử dụng trong những động tác nào. Khi thực hành một kỹ thuật mới người tập đôi khi dùng những bắp thịt không cần thiết hay những bắp thịt làm trở ngại sự sử dụng kỹthuật mới đó. Vì thế người mới học phải theo đúng sự chỉ dạy của bậc thầy, huấn luyện viên. Khi một bắp thịt nào đó xử dụng đầy đủ và điều hòa, kỹ thuật sẽ mạnh và hiệu quả. Trên phương diện khác, nếu những bắp thịt không cần thiết đem ra xử dụng sẽ mất nhiều năng lực và kết quả sẽ kém.
Sau cùng, vận tốc thu rút của bắp thịt cũng quan trọng vì sự nhanh lẹ của bắp thịt làm sức mạnh phát ra sẽ nhiều hơn.
Nhịp nhàng
Một yếu tố căn bản của sự biểu diễn những môn võ thuật cũng như môn thể thao khác là sự nhịp nhàng. Thực hành chính xác những động tác trong mọi môn thể thao sẽ rất khó nếu không có sự nhịp nhàng. Sự minh bạch của nhịp nhàng trong thể thao thật phức tạp không thể xem như sự nhịp nhàng trong âm nhạc. Nhưng điều căn bản của người tập Karate là sự nhịp nhàng trong những kỹ thuật căn bản và trong lúc giao đấu.
Sự nhịp nhàng cần trong lúc biễu diễn những thế căn bản sơ đẳng.
Ba yếu tố quan trọng cần phải nhớ trong khi luyện Kata là biết xử dụng sức mạnh đúng lúc, kiểm soát vận tốc, và sự nhịp nhàng khi diễn tập cũng như khi biểu diễn từ động tác này chuyển qua một động tác khác. Người tập luyện đúng những điều đã chỉ dạy sẽ đạt đến những kết quả tốt đẹp: mạnh, nhịp nhàng và phản ứng mau lẹ trong mọi trường hợp đòn tung ra rất đẹp mắt
Trí Minh (sưu tầm)