Trong thi đấu Taekwondo hồi hộp và lo lắng rất dễ để đối thủ vượt mặt và bị dính những cú đòn gây choáng váng. Một số kinh nghiệm thi đấu Taekwondo nên ghi nhớ để biến nó trở thành hành trang vững chắc cho mình khi bước lên sàn đấu.
Những pha knock out của Taekwondo thập niên 80
Những pha “ra chân”…khó đỡ trong Taekwondo
Thi đấu Taekwondo cần chuẩn bị tốt tinh thần, thể lực trước
Chuẩn bị tinh thần và thể lực tốt là cách làm cho mình bớt căng thẳng trước lúc vào thảm thi đấu, tất nhiên thì một số bạn sẽ bị tâm lí nặng nề trước lúc thi đấu, để giảm bớt chuyện đó các bạn cần khởi động thật kĩ; thật tích cực ra mồ hôi thật nhiều để tạo sự sung sức, sau đó mang giáp và có thể khởi động lại cho quen với giáp, một số bạn sẽ có tình trạng hoa mắt, tay chân mệt mỏi, đầu óc căng thẳng.. lúc đó các bạn nên giải phóng đầu óc thư gian, tránh nghỉ nhiều đến trận đấu, hít thở thật sâu kết hợp ép căng các cơ, ngồi duổi chân thoải mái có thể nhảy nhẹ nhàng trên thảm để làm quen với thảm. Đố là cách giúp những người bị nặng về tâm lí.
Phép lịch sự và thể hiện võ đạo của người học võ trong thi đấu Taekwondo
Trong lúc thi đấu chú ý nghe hiệu lệnh của trọng tài và khi vào sân chuẩn bị thi đấu nên tạo cảm tình với trọng tài bằng cách cúi chào họ, và đừng quên chào HLV mình trước khi ra vị trí thi đấu( thể hiện tôn sư trọng đạo của chúng ta, tạo phong cách thi đấu đẹp). Tất nhiên chắc các bạn biết câu “trọng tài là cha là mẹ” thế nên tuyệt đối tỏ thái độ lịch sự, không nói những lời chống đối mặc dù người ta phạt đúng hay là sai thì các bạn cũng nên cúi chào mỗi khi họ phạt lỗi “ kyong-go”( đọc là công gô), hay là lỗi “gam-jeom”(gam chung). Mình cúi đầu chào là thể hiện võ đạo của người học võ, mà cho dù mình có phản ứng nhiều thì cũng không giải quyết được gì, làm vậy chỉ khiến trọng tài ác cảm với mình và những đồng đội mình đấu sau, mọi khiếu nại thì để HLV lo.
Giữ bình tĩnh giải quyết vấn đề
Trong thi đấu trao đổi đòn tất nhiên sẽ có thể bị đá vào đầu, có thể mình bị choáng, nổi đom đóm lúc đó các bạn nên di chuyển xa đối thủ và đưa tay xin tạm dừng bằng cách hô to “kye-shi”(key si) chờ trọng tài hô “kai-yeo”(key li ô) thì nhanh chóng giả vờ đau chân hay đau tay gì đó để tranh thủ nghỉ, điều hòa hơi thở và tỉnh táo, không còn bị choáng, tranh thủ thêm sự chỉ đạo của HLV ( 1 công đôi việc). còn trường hợp nếu bị đá mạnh mà trọng tài đếm từ 1-8 dù bị choáng thật nhưng cố gắng hét to (thể hiện mình có thể thi đấu tiếp) sau đó cũng di chuyển xa đối thủ và giả vờ xin nghỉ.
Chú ý lúc trận đấu đang về cuối
Nếu với những ai đang dẫn điểm mà vào nữa hiệp 3 thì nên di chuyển tạo khoảng cách xa, an toàn, không cho đối thủ thu ngắn khoảng cách, lúc đối thủ đang săn đòn để đánh mình thì “bất thì, bất ngờ” đánh ngược lại rồi ập vào vừa có điểm vừa đỡ mất sức, hay 1 số bạn không muốn đá lại có thể nhá và hết thật lớn làm họ giật mình thì sẽ mất thời gian chuẩn bị đòn tấn công lại và thế là mình tranh thủ được tiếp thời gian qua, ưu thế dẫn điểm vẫn về mình
Một số bạn sế thấm mệt lúc cuối trận lúc đó là lúc nên dùng những bước di chuyển ra vào hợp lí nhớ khi di chuyển cẩn thận nếu 2 chân ra khỏi thảm sẽ bị trừ nửa điểm, khi ập vào đối thủ nhớ chú ý thủ mặt.
Nói chung các bạn biết cách di chuyển hợp lí thì xem như đã chiến thắng một nửa.
Và các bạn nhớ là phải biết bình tĩnh trong mọi trường hợp, dù là đang dẫn điểm hay bị dẫn điểm, đừng để bị cuốn theo lối đánh của đối thủ, rất dễ mất điểm mà lại nhanh xuống sức, và có thể dễ bị chấn thương hơn.
Theo Khám phá võ thuật