Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Low kick (P2)

Nhắc đến Muay Thái, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những cú đòn gối – chỏ hiểm hóc và tàn khốc, điều đã làm nên đặc trưng của bộ môn này trên võ đài, tạo nên cái tên “Nghệ thuật bát chi” huyền thoại.

Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Clinch (P1)

Nhạc entrance của huyền thoại Muay Thái Buakaw Banchamek

Thế nhưng, một cánh én không làm nên mùa xuân, hai đòn thế không phải là tất cả những gì đã làm nên danh tiếng của Muay Thái, một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới, gia nhập vào những cộng đồng võ thuật vốn đã khắc nghiệt hàng đầu thế giới như Brazil, Mỹ, Nga, Nhật Bản, và trở thành một trong những môn cần cross train (tập thêm) tối thiểu để trở thành một võ sĩ MMA (võ tổng hợp). Vậy, bên cạnh chỏ gối ra, điều gì đã làm nên tinh hoa Muay Thái?

Phần 2: Low Kick

Điều đầu tiên cần nói: Low Kick là cú đá phản ánh rõ ràng nhất sự khác biệt về nguyên lý của cú đá trong Muay Thái, nếu so sánh với các bộ môn khác như Taekwondo, Karate. Nếu như những bộ môn khác chọn tốc độ và sự bùng nổ làm động năng chủ lực cho cú đá – với kỹ thuật đá bằng mu bàn chân thì Low Kick của Muay Thái lại va chạm bằng ống quyển. Đổi lại những nỗi ám ảnh trong tập luyện, thi đấu, những cú Low Kick thực sự xứng đáng với tính từ “tàn khốc” bởi uy lực nó có thể gây ra khi kết hợp được trọng lượng cơ thể trong cú đá.

Một cú low kick đơn thuần đã rất khó chống đỡ. Nếu như những cú đá tầm cao có thể tránh né được nhờ kĩ thuật nghiêng người hợp lý thì với cú low kick, bạn chỉ có hai lựa chọn: một là chịu đòn theo cách “dễ chịu” nhất có thể, hai là di chuyển tránh né – điều vốn không hề dễ dàng, nhất là khi gặp những đối thủ có tốc độ cú đá “như điện”.


Ám ảnh từ tính hiệu quả

Low kick là một trong những đòn đá quen thuộc và phổ biến nhất trong các bộ môn võ thuật đối kháng như Muay Thái, Kickboxing, Kyokushin… Do tính chất của đòn đá nên còn gọi được là Leg Kick. Ngay từ trước khi các môn võ trên toàn thế giới giao lưu và tiếp thu lẫn nhau, hầu như mọi môn võ thuật đối kháng đều đã tồn tại kĩ thuật của cú đá này. Ở Việt Nam, ta thường được nghe nhắc đến cú đá này với cái tên “phang trụ”, “phá trụ”, “phang ống thấp”…

Cú low kick có một tư thế cơ thể tuyệt vời để tạo lực, tốc độ, và cả một chút gì đó…nguy hiểm
Cú low kick có một tư thế cơ thể tuyệt vời để tạo lực, tốc độ, và cả một chút gì đó…nguy hiểm

Nhưng thực sự thì low kick “bá đạo” đến mức nào? Điều gì khiến nó trở thành một trong những kĩ năng tối thiểu mà một võ sĩ cần có?

Có lẽ tôi sẽ dùng trận đấu thay đổi lịch sử của Kickboxing Mỹ: Changpuek Kietsongrit vs Rick Roufus để lí giải.

Đầu tiên, hãy để tôi làm rõ vài điều:

  • Giải Kickboxing lớn nhất thế giới lúc đó (K-1) cấm sử dụng lowkick (chính xác là cấm tất cả các đòn đá dưới thắt lưng)
  • Rick Roufus lúc đó đang là một võ sĩ sáng giá nhất nhì làng Kickboxing Mỹ.
  • Kietsongrit là một võ sĩ Muay Thái đã từng đánh nhiều trận ở K-1 (tôi xin nhắc lại là K-1 lúc đó CẤM dùng lowkick). Và cho tới thời điểm đó, Kietsongrit đã bị thua, thậm chí bị K.O rất nhiều lần.
Kietsongrit đốn ngã Rick Roufus, “đốn” đúng nghĩa đen
Kietsongrit đốn ngã Rick Roufus, “đốn” đúng nghĩa đen

Bước vào trận đấu, Rick Roufus với kĩ năng đòn tay vượt trội đã áp đảo Kietsongrit. Thế nhưng, có vẻ như võ sĩ người Thái đã nhận ra rằng trận đấu này, anh được phép sử dụng low kick. Anh lập tức tận dụng điều đó. Rick Roufus từ từ nhận ra mình thất thế, lui về phòng thủ chờ cơ hội, liên tục trúng đòn. Với đôi chân bị thương vì những cú low kick như quật gậy bóng chày, Rick Roufus bắt đầu mất dần khả năng di chuyển, tránh né, thậm chí cũng mất đi khả năng tung ra những cú đấm sắc sảo của mình. Trận đấu kết thúc với chiến thắng giành cho Kietsongrit, và Rick Roufus thì đau đớn rên la trên cáng thương.

Clip trận đấu mà Kietsongrit đã dùng low kick “huỷ diệt” Rick Roufus

[jwplayer player=”1″ mediaid=”74279″]

Những cú low kick của Kietsongrit đã táng thẳng một đòn chí mạng vào suy nghĩ của giới Kickboxer thời đấy. Họ nhận ra low kick không những mang ý nghĩa sát thương đáng sợ, mà còn mang tính chiến thuật đặc biệt : rõ ràng một điều rằng với đôi chân bị thương, tất cả những yếu tố khác như di chuyển, phản đòn, những đòn đấm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể rất nhiều chiến thuật tấn công lấy bấy giờ của giới kickboxing rất dễ bị hoá giải bởi low kick.

Chân của một võ sĩ Muay Thái bầm tím vì low kick
Chân của một võ sĩ Muay Thái bầm tím vì low kick

Tính hiệu quả của low kick là còn gì để bàn cãi. Giới kickboxing chấp nhận sử dụng low kick trong thi đấu – mọi võ sĩ Kickboxing đều bắt đầu tập low kick, rèn luyện kĩ năng sử dụng và chống đỡ low kick như một hàng trang sinh tồn trên võ đài. Low kick hiếm khi kiếm được một cú K.O, tuy nhiên, nó khiến võ sĩ đến với cú K.O dễ dàng hơn. Phải! Không gì dễ dàng hơn là “bắt nạt” một đối thủ di chuyển nặng nề, vấp vướng và những cú đấm đã không còn đủ uy lực đến từ đôi chân bị thương.

“Cái đùi bầm tím” có lẽ là một trong những kiểu ảnh phổ biến nhất trên mạng xã hội của nhiều võ sĩ
“Cái đùi bầm tím” có lẽ là một trong những kiểu ảnh phổ biến nhất trên mạng xã hội của nhiều võ sĩ

Ám ảnh về việc chống đỡ low kick

Một cú low kick đơn thuần đã rất khó chống đỡ. Nếu như những cú đá tầm cao có thể tránh né được nhờ kĩ thuật nghiêng người hợp lý thì với cú low kick, bạn chỉ có hai lựa chọn: một là chịu đòn theo cách “dễ chịu” nhất có thể, hai là di chuyển tránh né – điều vốn không hề dễ dàng, nhất là khi gặp những đối thủ có tốc độ cú đá “như điện”.

Hơn thế nữa, những cú low kick lại thường không đi đơn lẻ. Trước những cú low kick uy lực thường có các kĩ thuật set up, distract (đánh lạc hướng) thích hợp để có thể thi triển cú low kick chính xác tuyệt đối, cũng như tránh những chấn thương ngược lại.

Trong làng MMA, nhiều võ sĩ thường sử dụng low kick như một cách để thăm dò, thậm chí khiêu khích đối thủ. Nhà vô địch Jose Aldo cũng từng dùng low kick để huỷ diệt đối thủ của mình – Urijah Faber. Ngày hôm sau, Faber đã phải chống nạng và đăng tải tấm ảnh dưới đây lên mạng xã hội.

Đùi của Faber sau trận đấu với Jose Aldo
Đùi của Faber sau trận đấu với Jose Aldo

Việc chống đỡ low kick còn tạo một áp lực tâm lý đè nặng lên các võ sĩ trong suốt trận đấu. Cứ cho rằng bạn có thể chịu đựng cơn đau từ những cú low kick, thì một cú low kick chính xác  có thể thay đổi cục diện toàn bộ trận đấu. Một trong những người bạn của tôi đã từng bức xúc gọi low kick là “cú đá khốn nạn”. Anh ấy đã nói thế khi cầm bọc nước đá chườm chiếc đùi bầm tím của mình. Anh ấy có lí do để dùng từ đó: low kick chọn 2 bắp đùi – vị trí dễ tổn thương và đau đớn làm nơi “đáp cánh”.

Cú low kick chuẩn xác của Jose Aldo vào đùi Faber
Cú low kick chuẩn xác của Jose Aldo vào đùi Faber

Ám ảnh về việc luyện tập

Cái gì cũng có cái giá của nó. Low kick với những lợi thế sát thương và chiến thuật vượt trội cũng đòi hỏi sự luyện tập hiệu quả, phù hợp và kiên trì. Như thanh bảo kiếm cần nằm trong tay người anh hùng, low kick chỉ thực sự phát huy trong tay (à tôi nhầm)….trong chân những võ sĩ đã qua luyện tập gian khổ.

Một clip khá chi tiết, hướng dẫn về cách tập cú Low Kick

[jwplayer player=”1″ mediaid=”78036″]

Ám ảnh đầu tiên của một võ sĩ khi luyện tập low kick là việc…làm nứt xương ống chân của mình.

Cũng giống như sẹo thì khó rách hơn da, bí quyết làm cứng xương ống chân để chịu đựng chính những cú low kick bản thân gây ra, đó là làm cho xương ống chân xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ. Nhiều vết nứt như thế khi lành lại sẽ giúp xương ống chân dày và cứng hơn. Muay Thái, cũng như nhiều môn võ thuật truyền thống khác cũng đã tồn tại nhiều thủ thuật làm cứng ống chân như lăn ống thép nặng, gõ nhẹ liên tục vào ống chân bằng bó mây, vật cứng khác… Thậm chí, các võ sĩ Muay Thái cổ xưa còn sử dụng nhiều loại thuốc (thậm chí có thể là thuốc độc) để bôi lên ống chân mình.

Lăn ống chân bằng gậy sắt nặng
Lăn ống chân bằng gậy sắt nặng

Một nỗi ám ảnh khác là rèn cho da và cơ chân không còn cảm giác đau vì low kick. Thực ra, không tồn tại một mánh khoé nào có thể làm giảm đi cảm giác đau đó. Bí quyết nằm ở chỗ….chịu đựng và vượt qua nỗi đau đó bằng cách đá bao cát đều đặn (số lượng khuyến cáo là 200 cái mỗi lần, 2 – 3 lần một tuần). Dây thần kinh cảm giác ở da và các bó cơ sẽ tự chết dần.

Sparring với shinguard (bảo hộ ống chân) cũng là điều cần thiết để rèn luyện low kick
Sparring với shinguard (bảo hộ ống chân) cũng là điều cần thiết để rèn luyện low kick

Một nỗi ám ảnh khác đó là rèn luyện kĩ năng chống trả low kick. Bạn không thể cứ chờ đợi một cú low kick đến từ đối thủ trong suốt trận đấu, cho nên việc rèn luyện cách chống trả (counter) đến khi hình thành phản xạ tự nhiên là điều rất cần thiết. Hiện nay có nhiều kĩ thuật và kinh nghiệm chống trả low kick, và có không ít trong số đó buộc bạn phải…hứng chịu cú low kick đó (toàn bộ hoặc một phần nào đó) để có thể trả đòn. Vâng, tôi hiểu, một nỗi ám ảnh khác!

Một cú low kick đầy uy lực!
Một cú low kick đầy uy lực!

Sau đây là vài ví dụ về việc chống trả counter cú low kick. Và xin phiền các bạn đọc hết dòng này trước khi nhấp vào clip: hãy rèn luyện các kĩ thuật đưới dây thành phản xạ. Bạn không có thời gian để suy nghĩ trước khi cú low kick đốn bạn gục xuống sàn như Kietsongrit đốn Rick Roufus đâu.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”74278″]

Ám ảnh về những chấn thương “ngược”

 8

Low kick là một con dao 2 lưỡi. Cú đá này buộc bạn phải sử dụng ống chân – một phần xương tương đối dễ gãy (ở người bình thường) làm công cụ gây sát thương. Ở những võ sĩ chuyên nghiệp, dù đã luyện tập xương ống chân kĩ lưỡng, vẫn có những tình huống khóc không thành tiếng, chẳng hạn như tai nạn hồi năm ngoái của Anderson Silva – một võ sĩ MMA chuyên nghiệp

Nếu bạn sợ (sợ tập, sợ trúng, sợ đối mặt) với cú low kick, thì tôi khuyên bạn nên tránh xa những môn võ sử dụng đòn chân. Còn nếu bạn đã tập, thì tôi chỉ xin chúc các bạn luyện tập kĩ lưỡng, đều độ, cẩn thận, phù hợp và…may mắn.

Hồ Võ