Nhắc đến Muay Thái, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những cú đòn gối – chỏ hiểm hóc và tàn khốc, điều đã làm nên đặc trưng của bộ môn này trên võ đài, tạo nên cái tên “Nghệ thuật bát chi” huyền thoại.
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Clinch (P1)
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Low kick (P2)
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Teep (P3)
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Vật ngã (P4)
Thế nhưng, một cánh én không làm nên mùa xuân, hai đòn thế không phải là tất cả những gì đã làm nên danh tiếng của Muay Thái, một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới, gia nhập vào những cộng đồng võ thuật vốn đã khắc nghiệt hàng đầu thế giới như Brazil, Mỹ, Nga, Nhật Bản, và trở thành một trong những môn cần cross train (tập thêm) tối thiểu để trở thành một võ sĩ MMA (võ tổng hợp). Vậy, bên cạnh chỏ gối ra, điều gì đã làm nên tinh hoa Muay Thái?
Phần 5: Tinh thần và văn hóa
4 phần trước, chúng ta đã nói các kỹ thuật đặc trưng đã làm nên nỗi kinh hoàng mang tên Muay Thái trên các võ đài lẫy lừng cả trên “thánh địa” Thái Lan lẫn những sàn đấu nước ngoài, những cú đòn còn “thốn” và “ức chế” hơn cả chỏ – gối.
Tuy nhiên, điều thực sự làm nên tên tuổi của bộ môn Muay Thái trên làng võ thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể thấy Muay Thái xuất hiện ở bất cứ cộng đồng võ thuật này, kể cả những “thánh địa” nổi tiếng cạnh tranh khắc nghiệt như Brazil, Mỹ, Nga. Thế nhưng, dù bất kể Muay Thái đã va chạm với bất cứ môi trường nào, bản sắc Tinh thần và Văn hóa .
Người Thái đặc biệt coi trọng võ thuật, và chúng ta có thể thấy điều đó ở bất cứ đâu trên lãnh thổ xứ Chùa Vàng. Bạn có thể thấy các sàn đấu dựng lên giữa…hội chợ, lễ hội, và thậm chí quán cafe. Bạn có thể thấy các lò võ mọc lên ở khắp nơi. Ở Thái Lan, những đứa trẻ hoặc người đàn ông tập Muay Thái thường được kính nể hơn người bình thường, và thậm chí những võ sĩ Muay tài năng còn được cộng đồng yêu mến hơn cả những người trong Showbiz.
Muay là một môn võ giàu văn hóa. Tuy có hệ thống nghi lễ hết sức phức tạp, từ các tục như đeo mongkon (vòng đội đầu), Waikru (bái thầy), Ram Muay (điệu nhảy “chào sân”), các nghi lễ khi tiếp nhận hịc sinh mới…thế nhưng bản sắc Muay Thái vẫn luôn được giữ gìn khi lưu truyền đến bất cứ đất nước nào. Có những điều kiêng kị rất đơn giản như không được chui đầu dưới dây đài cũng được truyền dạy cho các võ sĩ nước ngoài và yêu cầu phải tuân thủ đúng, bất kể bạn có sinh sống, tập luyện và thi đấu trên đất Thái hay không.
Muay Thái còn có một nét đặc trưng quan trọng, đó là tinh thần của các võ sĩ. Xuất phát từ một môn võ được dùng trong chiến tranh, Muay Thái ngày nay đào tạo nên các võ sĩ mang tinh thần chiến sĩ thực thụ. Trong các bộ môn khác, bạn có thể nhìn thấy nhiều lối đánh khác nhau: chủ động càn lướt hay chờ đợi phòng thủ – phản công…., nhưng trong Muay Thái, sự lì lợm càn lướt đối thủ vẫn là “tông màu” chủ đạo cho mọi trận đấu. Khi để các võ sĩ Muay thi đấu, bạn dễ dàng nhận ra họ – với lối đánh chậm, chắc, tàn khốc không thể nhầm lẫn. Có thể ví von các võ sĩ Muay Thái như những cỗ xe tăng vậy, chịu đựng và càn phá. Thậm chí, những HLV đẳng cấp ở Thái Lan phải tuyên bố: “Nếu không lì lợm, thì đừng tập Muay”.
Các võ sĩ Muay còn được rèn dạy đạo đức, đặc biệt là sự tôn trọng và kính nhớ đến tổ tiên, lịch sử và các thế hệ đi trước. Trước khi thực hiện trận đấu, nghi lễ Waikru của các võ sĩ mang ý nghĩa cảm tạ tổ tiên, các đời võ sư – võ sĩ, và trong nghi thức đeo Mongkon, người võ sư thường khấn những lời này cho học trò mình: “Đeo chiếc vòng này, con mang theo danh dự và lời cầu chúc của tất cả mọi người, của võ đường, của chúng ta.
Những yếu tố tinh thần và văn hóa trên không chỉ tạo nên một bộ môn Muay đặc trưng và thú vị cho làng võ thế giới, mà còn tạo nên một tên tuổi, một “thương hiệu” lẫy lừng đã lấn sân cả sang những mảnh đất võ thuật khắc nghiệt nhất như Brazil, Mỹ, Nga, trở thành một trong những môn võ đáng học nhất thế giới, thậm chí kể cả khi bạn thi đấu trên những đấu trường khác như Kickboxing, MMA.
Video: điệu Ram Muay cổ truyền của Muay Thái
[jwplayer player=”1″ mediaid=”80694″]
Hồ Võ