Trong tiếng Hoa, Cầm có nghĩa là bắt, chộp theo kiểu một con đại bàng bắt mồi hay một viên cảnh sát bắt một tội phạm. Nã có nghĩa giữ gìn kiểm soát. Như vậy, Cầm Nã là nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát. Cũng cần phải nói rõ là bên cạnh những kỹ thuật khóa đúng theo tên gọi còn có những kỹ thuật ấn, áp, điểm … Sự thật rằng Cầm nã không chỉ xuất hiện trong võ thuật Trung Hoa, mà gần như tồn tại trong kho tàng võ thuật của hầu hết các dân tộc ở mọi châu lục. Trong tiếng Anh, có một từ mô phỏng khái niệm cầm nã, đó là “grappling”.
3 bài tập đơn giản giúp nâng cao kĩ năng Karate của bạn
Giới thiệu Cầm nã thủ và một số chiêu thế
Các chiêu thức Cầm Nã giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa nhắm vào các quan tiết cơ, dây chằng cho đến khi đối thủ hoàn toàn như bất động và bị triệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu. Các kỹ thuật ấn, điểm trong Cầm Nã tác động lên đối phương bằng cách làm tê liệt các chi, gây bất tỉnh hoặc đôi khi là tử vong. Chúng nhằm vào các huyệt của khí để gây xáo trộn trong việc lưu thông của khí đến các phủ tạng chính yếu hoặc não bộ. Chúng cũng tác động lên các đầu dây thần kinh khiến tạo ra một cơn đau kinh khủng và đôi khi bất tỉnh.
Các kỹ thuật điểm huyệt trong Cầm nã chủ yếu nhắm vào các trọng huyệt, do đó có thể dễ dàng gây tử vong. Trong trường hợp này cũng vậy, các điểm được nhắm vào thường nằm trên các kinh mạch hoặc những nơi mà một đòn tấn công có thể làm vỡ một động mạch.
Dù loại kỹ thuật cầm nã được sử dụng là gì chăng nữa thì đại lược nó cũng nhằm nắm bắt và kiềm giữ đối phương.
Thông thường cầm nã được sắp xếp như sau:
1.Tác động lên cơ/ dây chằng
2.Tác động trên xương/ quan tiết
3.Tác động trên hô hấp
4.Tác động trên tuần hoàn
5.Tác động trên huyệt, kinh mạch và thần kinh
Kỹ thuật Phân cân, Thác cốt thủ
Thông thường học Phân cân, Thác cốt hay các kỹ thuật Bế khí thì tương đối đơn giản và cũng dễ nắm bắt được các nguyên lý khi sử dụng. Các chiêu thức đó chỉ đòi hỏi một chút sức mạnh cơ bắp và không nhiều công phu để thủ đắc được hiệu quả trong lúc thi triển, nhưng nếu muốn làm gãy xương hay làm tổn hại một quan tiết, một dây chằng ở sâu bên trong thì cần phải sử dụng đến kình lực.
Về phần các kỹ thuật phong bế khí mạch hay huyết mạch thì cần phải nắm vững vị trí chính xác các huyệt, độ sâu của chúng và thời điểm chúng dễ bị thương tổn nhất. Ngoài ra còn có một số thủ thuật được luyện tập đặc biệt cùng với việc quán triệt được Ý – Khí và Kình. Lúc này hành giả cần phải được hướng dẫn bởi một vị thầy đủ trình độ để hy vọng có thể tiến, bởi vì đây là một kiến thức phong phú và thâm sâu mà việc nghiên cứu rất tinh tế và gắn liền một cách thiết yếu với sự cảm nhận phức tạp.
Một số kỹ thuật đó có thể gây ra tử vong, do đó sư phụ chỉ truyền lại cho những đệ tử xứng đáng về mặt đạo đức mà ông có thể tin cậy . Do tính hiệu quả của chúng trong thực tế, các kỹ thuật cầm nã được học kèm theo các hình thức chiến đấu khác trong các môn võ thuật Trung Hoa từ khi mới được phát sinh cách đây nhiều nghìn năm. Không có một hệ thống võ thuật nào chỉ dựa trên cầm nã để phát triển, hầu hết các bộ môn võ thuật đều đã dung nạp các chiêu thức phù hợp với bộ môn. Ngay cả tại Nhật, Hàn Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở Đông Phương được thấm nhuần văn hóa Trung Quốc, thì các bộ môn võ thuật địa phương cũng đều chịu ảnh hưởng của Cầm nã ở mức độ khác nhau.
Thường thường người ta công nhận rằng các môn phái võ miền Nam Trung Quốc do thường chuyên về các kỹ thuật, các chiêu thức quyền pháp và về cận chiến nên có khuynh hướng phát triển các kỹ thuật cầm nã và về mặt đấu pháp dựa vào chúng nhiều hơn các môn phái Bắc Trung Hoa. Cũng vì vậy các phái võ Hoa Nam thường lưu tâm đến việc công phu quyền pháp và việc thi triển cầm nã đòi hỏi nhiều sức lực hơn trong các kỹ thuật nắm bắt hoặc bế huyệt.
Mặt khác, vì lưu tâm đặc biệt đến cận chiến nên các trường phái miền Nam thường nhấn mạnh đến việc thính kình và niêm kình với đối thủ và các chiêu thức thường được thực hiện theo dạng vòng cầu khiến người ta có thể áp dụng cầm nã mà kẻ địch không cảm nhận được việc chuẩn bị trước đó. Cước pháp cũng là một phần quan trọng trong việc luyện tập của họ.
Tuy nhiên điều cần nhớ là đây chỉ là những ý niệm khái quát: Các trường phái vùng Hoa Bắc đôi khi cũng phát triển những đặc tính như vậy. Trong các môn phái nội gia như Thái Cực, Lục Hợp Bát Pháp, việc vô hiệu hóa đối phương thường được thực hiện bằng một động tác vòng cầu. Dạng thức đó giải thích cho ta khuynh hướng của cầm nã là sự nhu nhuyễn và tròn trịa trong mọi thực hiện kỹ thuật … Các kỹ thuật vòng tròn này gắn liền với những bộ pháp vòng cung cho phép đẩy bật bất cứ đối thủ nào và ném họ xuống đất.
Aikido, một môn võ cổ xưa của Nhật cũng sử dụng hình thức chiến đấu như Cầm Nã. Điều này chứng tỏ Cầm nã là hành vi tất yếu và bản năng trong tiềm thức chiến đấu của con người.
Hiệp khí đạo và các môn Jujutsu của Nhật và Hàn Quốc cũng hoạt động trên nguyên lý đó. Chắc hẳn phép cầm nã cũng như các khía cạnh khác của văn hóa Trong Quốc nói chung đã ảnh hưởng một cách rõ ràng lên các đấu pháp của chúng …
Ở phân kế tiếp, chúng ta sẽ nói về nguyên lí “phân cân thác cốt”
Khám phá võ thuật