Hiện thực là có rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng Vịnh Xuân Quyền là một môn lấy nhu khắc cương, võ công lợi hại dư sức đánh bại 10 võ sĩ (như trong phim Diệp vấn 1). Một nhóm khác thì cho rằng Vịnh Xuân Quyền không có tính thực dụng cao, tính thực chiến không có. Thực sự có phải vậy không?
Cụ bà giận dỗi đem Vịnh xuân ra đối phó với cụ ông
Hướng dẫn đánh mộc nhân cơ bản dòng HongKong
Đầu tiên, khi khán giả xem phim Diệp Vấn, họ thích nhất cảnh đánh đấm với đôi tay nhanh như chớp gạt đòn. Trong những môn thi đấu đối kháng như Boxing hay võ thuật tổng hợp (MMA) ta cũng thường thấy đòn tay gạt đỡ.
Trong Boxing gọi đòn đó là Parry Punches (tạm gọi là gạt đòn đấm), những Boxer đều được học nó trong những tháng đầu tiền tập Boxing.
Bất cứ Vịnh Xuân Nhân nào chắc cũng đều biết “Niêm Thủ”. Thông thường, 2 võ sinh Vịnh Xuân đứng đối diện nhau rồi liên tục các đòn tay gạt đỡ nhau. Trong “Niêm Thủ” có khá nhiều thế và cách gọi như Canh Thủ,Than Thủ,Lạp Thủ,.v.v.
Đối với người không luyện Vịnh Xuân Quyền thì chỉ hiểu nó đơn giản là các động tác nắm và gạt tay liên tục. Một số người bảo đối luyện như thế trong tập luyện thì làm được còn nếu trong thực chiến hay thi đấu thì khó mà có thể dụng được. Những ai có suy nghĩ đó thì mời xem hình động bên dưới.
Trong đối kháng hiện đại có gạt đòn và cũng có nắm tay, việc này nhằm mục địch chặn đòn tấn công của đối phương, trong MMA thì đây là một phương pháp hiệu quả để cản những võ sĩ dùng nhu đạo hay đô vật.
Trong Muay Thái, có một số trường hợp đấu sĩ khóa tay đối thủ rồi kéo đến nhằm triệt hạ đòn tay và bồi thêm đòn lên gối.
Trong Diệp Vấn 2, có đoạn Chung Tử Đơn bắt tay kéo về để tung đòn chỏ ngay yết hầu ở cổ.
Trong trận tranh đai hạng trung ở UFC, giữa Chirs Weidman và Lyoto Machida,Chris đã sử dụng cả 2 cách trên trong 1 tình huống.
Ngoài ra, trong phim ta còn thấy một số trường hợp sử dụng mu bàn tay để tấn công.
Cách đánh sử dụng mu bàn tay đã được sử dụng ngay trên sân chơi MMA.
Những dẫn chứng trên cho thấy, Vịnh Xuân Quyền không phải là môn võ “vô dụng” như một số người nói nhưng nếu nói môn võ này “vô đối” thì cũng không đúng. Môn võ thực sự “vô đối” khi người dạy và người học tiếp thu toàn bộ những gì được biết qua thực chiến, đối luyện và áp dụng vào thực tế, chứ không chỉ về mặt hình thức và kỹ thuật. Đặt vào một đấu trường khác, có những quy luật khác, nếu cứ giữ khư khư lối đánh truyền thống thì khó lòng nào có thể trụ vững được.
Quang Lữ