Những ni sư luyện võ Việt Nam trên dãy Himalaya

Các ni sư ở ni viện Druk Amitabha, Nepal vốn nổi tiếng với bài biểu diễn võ thuật. Điều đặc biệt, việc tập võ được cho là bắt nguồn từ Việt Nam.

Võ cổ truyền Việt Nam sẵn sàng cho Asian Beach Games 2016
Võ cổ truyền VN: Thi đấu đối kháng là mảng xung kích

n1
Tập võ là hoạt động hàng ngày của các chư ni tại ni viện Druk Gawa Khilwa, một phần của tự viện Druk Amitabha ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Ảnh: Swati Jain.
n2
Họ là những ni sư của dòng Truyền thừa Drukpa, hay còn gọi là Truyền thừa Rồng thiêng, thuộc Phật giáo Tây Tạng. Người đứng đầu dòng Truyền thừa Drukpa hiện nay là Đức Pháp vương (Gyalwang Drukpa) XII Jigme Pema Wangchen. Ông từng đến thăm Việt Nam 7 lần, gần nhất là tháng 9-11 năm 2015. Ảnh: Prakash Mathema/Getty.
n3
Điều thú vị là việc luyện tập võ thuật các ni sư được cho là khởi nguồn từ Việt Nam. Năm 2008, Đức Pháp vương XII sang thăm và chứng kiến các ni sư của Drukpa Việt Nam tại Đại Bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc) tập võ cổ truyền. Ngài quyết định đưa võ thuật vào chương trình hàng ngày của tự viện Druk Amitabha. Võ sư cũng được mời từ Việt Nam, theo BBC. Ảnh: Swati Jain.
n4
Đây được xem một trong những nỗ lực của Đức Pháp Vương nhằm mang lại bình đẳng cho nữ giới. Trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng, chư tăng thường được coi trọng hơn chư ni. Nam giới nắm giữ các vị trí quan trọng trong khi nữ giới phải làm việc phục dịch. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n5
Theo BBC, có khoảng 300 ni sư đang tu tập tại tự viện Druk Amitabha. Họ đến từ nhiều vùng miền ở khu vực Himalaya như Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng, Bhutan. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n6
Ni sư trẻ nhất mới 9 tuổi còn lớn nhất đã 60 tuổi nhưng chỉ những ni sư 25 tuổi trở xuống mới được học võ. Những người có thể chất vượt trội sẽ được dạy kỹ thuật “đập gạch” vốn nổi tiếng trong các bộ phim võ thuật phương Đông. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n7
Các ni sư đa số đều đã có đai đen. Họ chia sẻ rằng việc tập võ giúp họ cảm thấy an toàn hơn, tự tin hơn vào bản thân, giúp họ khỏe mạnh và giữ vóc dáng cân đối. Tập võ cũng tạo điều kiện để họ có thời gian ngồi thiền lâu hơn, rèn luyện sự tập trung. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n8
Ngoài võ thuật, các ni sư còn học các kỹ năng mà ở đây xem là dành cho nam giới như sửa ống nước, sửa điện, đánh máy, đi xe đạp và tiếng Anh. Họ được giao nhiệm vụ hướng dẫn người đi lễ cũng như thực hiện các giao dịch mua bán thường ngày, vốn là công việc của chư tăng. Họ cũng là người điều hành nhà khách và quán cà phê của tự viện Amitabha. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n9
Các ni sư nghỉ ngơi sau buổi tập võ với 3 bài tập cường độ cao. Mỗi ngày của họ bắt đầu từ lúc 3h sáng và kết thúc lúc 11h đêm. Ảnh: Prakash Mathema/AFP/Getty.
n10
Tự viện Druk Amitabha nằm trên ngọn núi cùng tên. Ngoài ni viện Druk Gawa Khilwa, nơi đây còn có một hội trường sức chứa 2.000 người, một trạm xá, một thư viện cũng như một khu vực chuyên để nuôi các con vật được đưa về từ các lò giết mổ ở thung lũng Kathmandu. Ảnh: Drukpa Việt Nam.
Theo Zing